Dưới mắt HLV Miura, cầu thủ Việt Nam không hơn cầu thủ phong trào Nhật
Thua tuyển Thái Lan là trách nhiệm của HLV Miura. Nhưng ngoài ra thì cũng cần phải xem lại tình hình thực tế của bóng đá Việt Nam.
Những câu hỏi cần phải đặt ra với cầu thủ Việt Nam hiện nay như thực tế mặt bằng cầu thủ Việt Nam hiện nay là gì? Họ là ai? Trình độ ở đâu trong khu vực? Tinh thần và thái độ chuyên nghiệp của họ ra sao? Họ trưởng thành trong môi trường CLB như thế nào? Họ đá trong một giải vô địch quốc gia hiện nay chất lượng ra sao?
Trong mắt HLV Miura thực tế cầu thủ Việt Nam cũng chỉ cỡ cầu cầu thủ phong trào của Nhật mà thôi vì cầu thủ Việt Nam chẳng có điểm mạnh nào nổi trội đâu. Trong cách làm của HLV Miura chúng tôi nhận ra rằng, ông Miura đang chịu áp lực rất lớn từ khối lượng công việc rất nhiều và tất cả phải nâng cấp. Còn nếu như cứ khai thác thế mạnh một mảng nào đó thì cũng có thể ráng được cùng với may mắn như kiểu HLV Calisto hồi AFF Cup 2008.
Bóng đá Việt Nam cần học hỏi Thái Lan
Chúng ta nói rằng, cầu thủ Việt Nam có đặc trưng là kỹ thuật tinh tế, khéo léo. Nhưng đó chỉ ở dạng dấu hiệu tiềm tàng. Cái kỹ thuật tinh tế của cầu thủ Việt Nam ấy đâu hơn được các cầu thủ Thái Lan. Mặt bằng sức mạnh, độ bền của cầu thủ Việt Nam thua xa Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia. Tinh thần chuyên nghiệp không cao, được đào trong môi trường CLB thiếu quá nhiều thứ. Thi đấu trong một giải quốc nội quá kém chất lượng. Các CLB thì không có hoài bão vươn ra tầm châu lục mà chỉ có suy nghĩ “ta tắm ao ta” mà thôi.
Như đã nói ở trên, dưới con mắt HLV Miura đến từ Nhật các cầu thủ Việt Nam không hơn các cầu thủ phong trào của Nhật. Dẫn chứng cho điều này là tiền đạo số 1 của một nền bóng đá Việt Nam như Công Vinh nhưng không trụ nổi đội J-League 2 Sapporo là minh chứng thì làm sao không nâng cấp.
Miura nhận xét cầu thủ Việt Nam lười di chuyển, thiếu tinh thần chiến đấu, sức va chạm trong trận hoàn toàn không sai. Bởi đó là cái nhìn từ bóng đá Nhật, một HLV Nhật lấy bóng đá Nhật làm tiêu chí nâng cấp chứ không phải nhìn từ bóng đá Việt. Nhiều cầu thủ Việt Nam dưới tay HLV Miura chơi máu lửa quá mức (kiểu như trận làm khách tại Đài Loan (Trung Quốc), hay trận thua Thái Lan lượt đi) bị cho đó là chủ trương của HLV Miura.
Tất nhiên chẳng có HLV nào chủ trương cho cầu thủ đá triệt hạ đối phương. Cái chính ở đây là các học trò Miura đang thực hành “tinh thần fighting” sai phương pháp. Ông Miura biết được điều đó, tiên liệu được điều đó (vì học trò đang thực hành) nhưng vẫn bó tay.
Bóng đá “tiqui taqua kiểu Nhật” hay bóng đá nào chăng nữa phù hợp với thể tạng người nhỏ con thì cũng phải khỏe, bền, sung mãn, giàu “tính fighting” thì mới tốt lên được.
Đòi sa thải HLV Miura thì cũng cần phải xem lại công tác điều hành bóng đá Việt Nam tổng thể đang được xây như thế nào. Khi biết được mình đang ở đâu thì sẽ thuê được HLV phù hợp.
Những điều mâu thuẫn + Trận thua Thái Lan 0-3, chính người Thái đã dạy cho tuyển Việt Nam về cách chơi nhỏ, phối hợp nhỏ, bật- nhả đan xen liên tục, đôi lúc lại phát dài bất ngờ…Nếu tuyển Việt Nam chơi lối chơi này trước Thái Lan thì không thể bằng, vì chúng ta thua con người. + Nếu chơi bóng dài, bóng bổng, chơi nhanh…thì lại còn thua Thái nhiều hơn nữa. + Phòng ngự phản công thì cũng đâu bằng người Thái. Vậy chúng ta lấy gì để đòi thắng người Thái? |