Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Genoa vs Monza
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Monza - MON Monza
-
Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

ĐT Việt Nam chịu 5 quả 11m đáng lo, làm gì để tránh sai lầm trước Australia?

Trong số 12 đội dự vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á, ĐT Việt Nam là đội phải hứng chịu nhiều phạt đền nhất.

  

3 bàn thua của ĐT Việt Nam ở trận gặp Saudi Arabia

“Tử huyệt” tiền vệ thủ và thói quen phạm lỗi

Với 5 quả phạt đền phải nhận từ đầu vòng loại tới giờ, Việt Nam là đội phải chịu 11m nhiều nhất trong số 12 cái tên cuối cùng dự vòng loại thứ 3. Tính ở bảng B, Nhật Bản, Oman, Saudi Arabia mỗi đội đã nhận một quả phạt đền còn Australia và Trung Quốc chưa nhận quả nào.

Tình huống Duy Mạnh để bóng chạm tay trong vòng cấm ở trận gặp Saudi Arabia

Tình huống Duy Mạnh để bóng chạm tay trong vòng cấm ở trận gặp Saudi Arabia

Việc phải chịu phạt đền nhiều gấp 5 lần một số đối thủ trực tiếp là điều khó chấp nhận, và sẽ là rào cản với ĐT Việt Nam để hiện thực hóa giấc mơ lần đầu dự World Cup, nếu mọi chuyện không thay đổi.

Trước Thái Lan (trên sân Mỹ Đình) và Malaysia (đá tập trung tại UAE), Văn Hậu là người gây ra 2 quả 11m song ĐT Việt Nam chỉ phải hứng chịu 1 bàn thua. Đến trận phân ngôi đầu bảng gặp UAE, đến lượt Tấn Trường mắc lỗi giúp đội chủ nhà ghi bàn trên chấm phạt đền. Và gần nhất ở trận gặp Saudi Arabia, Duy Mạnh và Quế Ngọc Hải lần lượt khiến Việt Nam đánh mất ưu thế với 2 bàn thua trên chấm 11m.

5 quả phạt đền mà ĐT Việt Nam phải hứng chịu đều mang tính bước ngoặt. Nếu Theerathon Bunmathan đánh bại Văn Lâm ở quả đầu tiên, ĐT Việt Nam chưa chắc có suất đi tiếp. Ở quả thứ 2, Guilherme gỡ hòa cho Malaysia khi trận đấu chỉ còn gần 20 phút. Quả thứ 3 diễn ra trong bối cảnh ĐT Việt Nam đẩy cao đội hình tìm bàn gỡ trước UAE. Hai quả thứ 4 và thứ 5 tước đoạt lợi thế dẫn bàn của ĐT Việt Nam và khiến đội bóng của HLV Park Hang Seo vỡ trận.

Không phải ngẫu nhiên mà 4/5 quả phạt đền phải nhận của ĐT Việt Nam diễn ra sau thời điểm tiền vệ Đỗ Hùng Dũng dính chấn thương nặng hồi tháng 3/2021. Tính ra, trong 4 trận gần nhất ở vòng loại World Cup, ông Park không thể tung ra sân một tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa. Phạm Đức Huy là một trong những tiền vệ thủ đáng chú ý, nhưng chỉ chơi 33 phút ở trận gặp Malaysia và 44 phút ở trận gặp UAE, đều từ ghế dự bị.

Trước những đối thủ mạnh dần đều, trước hết là UAE và giờ là Saudi Arabia, ĐT Việt Nam đều gặp thất bại. Khi một đội có tuyến giữa trội hơn đội còn lại, đương nhiên đội đó sẽ chiếm thế chủ động. Trước những đối thủ có đẳng cấp cao hơn, ĐT Việt Nam dễ dàng bị hổng trung lộ và rồi bị xuyên phá.

Một vấn đề khác liên quan đến thói quen phạm lỗi của cầu thủ Việt Nam. Hãy nhìn những pha bóng của Văn Hậu và Quế Ngọc Hải. Hai sai phạm của Văn Hậu đều có kịch bản chung là tác động từ phía sau, trong khi Quế Ngọc Hải gần như ôm ghì lấy đối thủ. Penalty là điều khó tránh khỏi.

ĐT Việt Nam đang rất nhớ Hùng Dũng

ĐT Việt Nam đang rất nhớ Hùng Dũng

Làm gì để ngăn Australia tận dụng?

Dù mới được hưởng 1 quả penalty từ đầu vòng loại, không thể nói rằng Australia là đội không giỏi trong việc tận dụng những pha phạm lỗi trong vòng cấm đối phương. Sở hữu lối đá kiểu châu Âu, dựa nhiều vào tốc độ và những tình huống không chiến, Australia chắc chắn sẽ khiến ĐT Việt Nam trải qua một trận đấu rất mất sức.

Với lợi thế sân nhà, thầy trò HLV Park Hang Seo có thể hy vọng vào một khởi đầu tốt như ở trận gặp Saudi Arabia, nhất là khi chứng kiến những gì Trung Quốc đã làm ở trận trước. Song việc phòng ngự từ xa vẫn là điều vô cùng cần thiết. Việc thiếu vắng cả Duy Mạnh lẫn Đình Trọng ở hàng thủ sẽ càng nhấn mạnh vai trò của một “máy quét” trước hàng thủ.

Bên cạnh đó, vì thua thiệt cả về thể hình lẫn thể lực, ĐT Việt Nam cần phải hạn chế những pha đấu tay đôi, hoặc những tình huống để đối thủ dựa lưng, làm tường trả lại bóng. Những quả penalty có thể đến đầy bất ngờ như tình huống của Duy Mạnh, nhưng cũng có thể dễ đoán như cách mà Quế Ngọc Hải phải chạm trán 1-1 với đối phương trong bối cảnh ĐT Việt Nam đang bất lợi về tỉ số.

Trên lý thuyết, một hàng thủ được tổ chức kín kẽ sẽ hạn chế tối đa những rủi ro trong vòng cấm. ĐT Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo là những người hiểu rõ điều này. Chừng nào khiến đối thủ sốt ruột vì “húc đầu vào đá”, ĐT Việt Nam mới có thể nghĩ đến cơ hội thắng.

ĐT Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup
Theo bạn ĐT Việt Nam có thể giành được thành tích thế nào ở vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á?

Đội tuyển Việt Nam gặp ”thần may mắn” trong trận đối đầu Australia

Toàn bộ tổ trọng tài và các trợ lý VAR điều hành trận đội tuyển Việt Nam gặp Australia ngày 7/9 trên sân Mỹ Đình đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN