Đại gia Singapore muốn mua Newcastle, tỷ phú Đông Nam Á nào đã ghi danh Ngoại hạng Anh?
Evangeline Shen - Nữ doanh nhân gốc Singapore và tập đoàn của bà đang muốn mua lại Newcastle, liệu họ có thể thành công như Leicester City hay thất bại toàn tập như Cardiff & Queens Park Rangers đã từng làm với đội bóng ở giải Ngoại hạng Anh (NHA).
Sự kiện tập đoàn Bellagraph Nova Group (BNG) muốn tiếp quản Newcastle đang gây xôn xao bởi Newcastle vừa hụt vụ được thái tử Saudi Arabia mua lại, còn BNG được đứng đầu bởi nữ doanh nhân gốc Singapore - Evangeline Shen và hiện đang đóng trụ sở tại Singapore. Khả năng một tập đoàn đến từ Đông Nam Á nắm một CLB Premier League lại sắp xảy ra.
Cố tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha, người mua lại Leicester và đưa CLB tới chức vô địch Ngoại hạng Anh
Sở dĩ dùng từ "lại" là bởi nếu BNG mua lại Newcastle, họ sẽ không phải những người chủ đầu tiên từ Đông Nam Á sở hữu một đội bóng tại giải Ngoại hạng. Ví dụ tiêu biểu chính là Leicester City hiện được sở hữu bởi gia đình nhà Srivaddhanaprabha đứng đầu tập đoàn King Power. Tập đoàn Thái Lan này mua Leicester City vào năm 2010 khi CLB vẫn đang đá ở Championship.
Sau một quá trình xây dựng, Leicester City đã gây sốc trong mùa giải 2015/16 khi vô địch Premier League bất chấp bị đánh giá là ứng cử viên xuống hạng. Họ vẫn đang thi đấu tại Premier League và mùa 2019/20 vừa qua đã suýt đoạt vé top 4 dự Champions League nhưng thua MU ở vòng 38, chấp nhận suất dự Europa League.
Thành công của Leicester dưới sự điều hành của những người Thái Lan cho thấy bóng đá Anh hoàn toàn có thể chứng kiến những hiện tượng mới trong tương lai được tạo ra bởi các doanh nhân và tập đoàn tới từ Đông Nam Á. Ngoại hạng Anh đã luôn là giải đấu được theo dõi nhiều nhất tại khu vực này.
Tony Fernandes từng đưa những Park Ji Sung, Julio Cesar, Jermaine Jenas về Queens Park Rangers
Không chỉ mỗi tập đoàn King Power mà ở Ngoại hạng Anh cũng đã từng có những ông chủ Đông Nam Á, nhưng đa số thất bại. Queens Park Rangers được mua lại bởi tỷ phú người Malaysia Tony Fernandes năm 2011 và có 3 mùa giải đá ở Premier League trước khi xuống hạng và từ đó tới nay vẫn chưa trở lại.
Fernandes đã mua khá nhiều cầu thủ tên tuổi cho QPR như Park Ji Sung, Julio Cesar, Jose Bosingwa, Jermaine Jenas, Loic Remy, Esteban Granero, Joey Barton, Anton Ferdinand hay Djibril Cisse. Tuy nhiên chính sách này chỉ mang tới thất bại và hiện Fernandes chỉ sở hữu 46% cổ phần của CLB.
Năm 2010, doanh nhân Vincent Tan và Chan Tien Ghee người Malaysia mua lại CLB Cardiff đang đá ở Championship và 3 mùa sau họ lên Premier League. Tuy nhiên Tan đưa ra một loạt quyết định gây căm tức từ các fan như đổi màu áo truyền thống lẫn logo & phù hiệu CLB. Cuối mùa 2013/14 Cardiff xuống hạng và để lại một vệt đen trong sự nghiệp HLV của Ole Gunnar Solskjaer.
Trước đó, cựu Thủ tướng Thái Lan, tỷ phú Thaksin Shinawatra từng mua Man City vào năm 2007. Chỉ 1 năm sau đó, ông Thaksin đã quyết định bán lại Man City cho tập đoàn Abu Dhabi United Group (UAE) với mức giá khoảng 200 triệu bảng.
Vincent Tan bị fan Cardiff căm ghét vì khiến CLB xuống hạng năm 2014 và thay đổi truyền thống của CLB
Vượt ra ngoài Premier League, chúng ta còn có tỷ phú Peter Lim người Singapore sở hữu Valencia, nhưng sắp tháo chạy khỏi CLB, để lại cho đội bóng La Liga này một nền tài chính tan nát và không trả nổi lương cho cầu thủ. Inter Milan tại Serie A được doanh nhân Erick Thohir người Indonesia mua năm 2013 nhưng thất bại và bán cho các tỷ phú Trung Quốc sau chỉ 3 năm.
Sheffield Wednesday đang đá ở giải Championship (Anh) được sở hữu bởi tỷ phú ngành hải sản Thái Lan Dejphon Chansiri, trong khi 25% cổ phần CLB Reading được nắm bởi Narin Niruttinanon, con trai của nhà đại tư bản Cheng Niruttinanon. Ngoài ra một số CLB ở Bosnia và Bỉ cũng có chủ Đông Nam Á đầu tư.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi Thái tử Ả Rập Muhammad Bin Salman thất bại trong việc thâu tóm Newcastle, đội bóng Anh vẫn là mục tiêu của nhiều đại...