Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Đã đến lúc cần cố định đội trợ lý cho thầy Park

Tính linh hoạt là một ưu điểm của người Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng. Nhưng trong xu hướng hội nhập với thế giới, việc cố định một đội ngũ huấn luyện hỗ trợ cho HLV trưởng là yêu cầu bắt buộc. Đó là một bước làm cơ bản của cách làm bóng đá có tầm nhìn chiến lược thay vì theo thời vụ.

Nhìn ra thế giới

Trong bóng đá chuyên nghiệp, khi một đội bóng muốn tuyển một HLV, họ cần phải thảo ít nhất 4 hợp đồng. Không phải vì sợ sẽ viết... sai mà có cái thay thế, mà một HLV chuyên nghiệp cần ít nhất 3 cộng sự: Trợ lý chính, chuyên gia thể lực và chuyên gia dinh dưỡng. Đấy mới chỉ là những vị trí cơ bản, chưa nói tới chuyên gia trinh sát, chuyên gia thu thập số liệu, HLV thủ môn, HLV lo quản lý cầu thủ chung...

Đã đến lúc cần cố định đội trợ lý cho thầy Park - 1

HLV Park Hang Seo (ĐT Việt Nam) và trợ lý Lee Young Jin tại Asian Cup 2019

Đơn cử như trường hợp của Maurizio Sarri. Khi Chelsea muốn mời chiến lược gia người Italia về Stamford Bridge, họ ngoài việc phải đáp ứng mức lương xấp xỉ 8 triệu euro/năm của ông, còn phải ký hợp đồng với... 10 trợ lý của ông.

Một ngày đầu tháng tám năm ngoái, khi Sarri giới thiệu ban cán sự mới của Chelsea, tay phóng viên đã phải dùng máy ảnh có ống kính góc rộng mới chụp được hết bộ máy nhân sự cồng kềnh này. Lần lượt từ trái sang phải là: Gianni Picchioni, Massimo Nensi, Davide Losi, Davide Ranzato, Marco Ianni, Maurizio Sarri, Gianfranco Zola, Paolo Bertelli, Henrique Hilario, Luca Gotti và Carlo Cudicini.

Sarri sẽ có 2 trợ lý thân cận là Gianfranco Zola và Marco Ianni. Những trợ lý cấp thấp hơn còn có Luca Gotti và Carlo Cudicini. Vai trò huấn luyện thủ môn sẽ là nhiệm vụ của Massimo Nensi và Henqriue Hilario. HLV thể lực Paolo Bertelli may mắn được giữ lại từ thời Antonio Conte. Trợ giúp cho Bertelli là Davide Ranzato và Davide Losi. Người cuối cùng Gianni Picchioni là trinh thám cấp cao của Sarri có nhiệm vụ thu thập thông tin của đối thủ.

Không có gì lạ khi cả 10 trợ lý này đều là người Italia, đồng hương của Sarri và phần lớn đã theo ông trong nhiều năm. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho Sarri, những nhân vật này còn giúp cựu chiến lược gia của Napoli không cảm thấy lẻ loi, cô độc trên xứ người. Đây là cách nhanh nhất để giúp Sarri có thể hòa nhập với môi trường mới như bóng đá Anh.

So với Sarri, HLV Park Hang-seo đã quen với môi trường Việt Nam sau hơn một năm gắn bó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông đã có đủ sự trợ giúp cần thiết, sự ăn ý cần thiết, sự hòa hợp cần thiết để làm tốt nhất, phát huy tốt nhất khả năng của mình. Bởi lẽ, ngoài cánh tay phải Lee Young-jin, thầy Park chẳng tìm đâu ra cánh tay trái của mình.

Ngẫm lại Việt Nam

Trải qua 4 giải đấu lớn là VCK U23 châu Á 2018, ASIAD 2018, AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019, chưa bao giờ ban cán sự của ĐTQG và U23 Việt Nam giữ nguyên bộ khung cố định. Chỉ riêng vị trí trợ lý ngôn ngữ tính từ tháng 10/2017 cho đến nay cũng đã có 5 người làm. Trong số này có 2 người Việt Nam phiên dịch tiếng Hàn, 2 người Hàn Quốc phiên dịch tiếng Việt và một người Hàn phiên dịch tiếng Anh.

Vị trí này nghĩ thì tưởng đơn giản nhưng lại có sự phức tạp riêng. Thầy Park là người cẩn thận nên khi dịch cũng phải dịch cặn kẽ, chi tiết và chính xác. Hơn hết là phải biết các thuật ngữ chuyên môn để dịch cho chuẩn, qua đó giúp cầu thủ xác định được ý đồ của HLV.

Ông Lê Huy Khoa được xem là người xuất sắc nhất ở vị trí này bởi kỹ năng chuyển đổi ngôn ngữ vô cùng có hồn, giống như là tự mình nói ra chứ không phải dịch lại. Thế nhưng ông Khoa cũng chỉ làm việc chung với thầy Park cho đến hết ASIAD 2018 trước khi vừa bất ngờ trở lại trong thời gian này.

Ông Khoa đã trở lại nhưng những người khác lại đi. Một trợ lý chỉ vừa mới quen mặt với thầy Park là HLV thể lực Willander Fonseca chia tay ĐT Việt Nam để tham gia khóa học bằng A huấn luyện của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ở Campuchia.Thực tế thì việc Fonseca ra đi cũng nằm trong dự tính vì hợp đồng của ông với VFF là ngắn hạn, có giá trị từ Asian Cup 2019 đến giải U22 Đông Nam Á 2019.

Rõ ràng, sau thành công của cả 4 giải đấu lớn với... 4 ban cán sự khác nhau, chúng ta đôi lúc đã tin chỉ cần có thầy Park và ông Lee Young-jin làm hạt nhân thì chắp vá kiểu gì cũng xong. Suy nghĩ này có thể tạm hiệu quả trong từng thời điểm nhất định nhưng về lâu về dài thì hoàn toàn không ổn. Việc thầy Park từng có ý định chia tay ĐT Việt Nam sau Asian Cup 2019 để trở về Hàn Quốc làm việc là một minh chứng rõ ràng.

Chiến lược gia 60 tuổi cần nhiều sự đảm bảo cho tương lai ở Việt Nam, và việc cố định một bộ khung trợ lý, nếu là người Hàn Quốc thì càng tốt, là một trong những đảm bảo đó. Ngoài ra, việc không phải sau mỗi vài tháng lại phải trình bày cách làm việc cho một gương mặt mới trong ban cán sự sẽ giải tỏa sự ức chế vì áp lực cho thầy Park, đồng thời tăng tính hiệu quả, tương tác trong công việc.

Chưa nói tới chuyên môn cao xa, chỉ cần giải quyết được khâu tư tưởng cho những người suốt ngày phải suy nghĩ như HLV đã là một thành công. Tư duy ê-kíp chính là đây và nó đã phát huy tính tiên tiến ở bóng đá châu Âu. Nếu chúng ta muốn đặt mục tiêu chạm tới World Cup 2022, cần một sự đột phá về tư duy làm việc và hỗ trợ cho thầy Park ngay từ bây giờ.

Thầy Park đã toại nguyện?

Trong buổi tập mới nhất của U23 Việt Nam, HLV Park Hang-seo đã có 4 người đồng hương trợ giúp. Cánh tay phải Lee Young-jin đương nhiên là một trong số đó. Ba người mới lần lượt là HLV thể lực Park Sung-gyun thay cho người cũ Willander Fonseca, trợ lý Lee Tae-hoon bổ sung từ Hoàng Anh Gia Lai và trợ lý ngôn ngữ Hàn-Anh Yang Yoon-hoo.

Ở lần tập trung này, thầy Park có thêm một trợ lý người Việt Nam là ông Đinh Hồng Vinh - HLV của CLB Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, HLV thủ môn Nguyễn Đức Cảnh vẫn sát cánh cùng với đội. Người cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa.

Đây có thể xem là dàn trợ lý ưng ý nhất từ trước tới nay của thầy Park để phục vụ cho 3 mặt trận chính là vượt qua Vòng loại U23 châu Á, Vòng loại World Cup 2022 và SEA Games 30.

Đội phó U23 Việt Nam tiết lộ chiêu mới của HLV Park Hang Seo đua tài châu Á

Hoàng Đức tiết lộ về những thử nghiệm mới của HLV Park Hang Seo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
HLV Park Hang Seo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN