Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Venezia vs Lecce
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Newcastle United vs West Ham United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Cú hích nào nâng tầm bóng đá Việt Nam 2021?

Theo Phó chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam sẽ làm hết sức để lọt vào Vòng loại thứ ba World Cup 2022.

Năm 2021, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự tới bốn giải đấu gồm: Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, AFF Cup 2021, Vòng loại U23 châu Á 2022 và SEA Games 31. Theo Phó chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam sẽ làm hết sức để lọt vào Vòng loại thứ ba World Cup 2022 và xem đây như cú hích cho cả nền bóng đá.

Phú Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn phát biểu tại một hội nghị của AFC. Ảnh: VFF

Phú Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn phát biểu tại một hội nghị của AFC. Ảnh: VFF

Khó khăn nhưng vẫn đặt mục tiêu cao nhất

Năm 2021 được cho là năm cực bận rộn với bóng đá Việt Nam, ngay từ lúc này, VFF đã có tính toán để đảm bảo mọi kế hoạch vận hành nhuần nhuyễn hơn?

Đúng vậy, bởi như chúng ta đã biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các giải quốc tế trong năm 2020 đã bị hoãn, hủy hoặc dời sang tổ chức vào năm 2021.

Như vậy, song song với việc đảm bảo tổ chức các giải đấu thuộc hệ thống thi đấu thường niên, năm 2021 các đội tuyển sẽ phải tham dự thêm một số giải đấu quan trọng của năm 2020, trong đó có AFF Suzuki Cup 2020 và các trận đấu thuộc Vòng loại thứ hai World Cup 2022.

Số lượng giải đấu tăng lên trong khi quỹ thời gian là không đổi đã đặt ra những bài toán cần phải sớm có lời giải, đây là khó khăn không chỉ đối với bóng đá Việt Nam mà còn đối với cả FIFA, AFC và các quốc gia khác.

Năm 2021, về cơ bản VFF đã lên được khung kế hoạch hoạt động cho cả các giải quốc nội lẫn quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện ra sao vẫn phụ thuộc vào tình hình thực tế bởi diễn biến dịch còn rất khó lường.

Theo ông, trong bối cảnh như vậy, đâu là điều cốt lõi giúp bóng đá Việt Nam có thể đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đề ra?

Tôi cho rằng, sự chủ động trong các giải pháp sẽ tiếp tục là chìa khóa để mở ra thành công cho bóng đá Việt Nam trong năm 2021. Thời gian vừa qua, song song với việc bám sát, cập nhật thông tin về kế hoạch tổ chức các giải đấu của FIFA, AFC và AFF, Thường trực VFF cũng đã chỉ đạo các bộ phận chức năng tăng cường công tác phối hợp, thường xuyên trao đổi công việc với BHL các đội tuyển, tham vấn ý kiến của Hội đồng HLVQG để xây dựng chương trình hoạt động cho năm 2021.

Bên cạnh đó, VFF cũng phối hợp chặt chẽ với Công ty VPF để tổ chức, sắp xếp lịch thi đấu các giải chuyên nghiệp phù hợp với quỹ thời gian của năm 2021.

Để tham dự nhiều đấu trường, lực lượng tất nhiên phải được chú trọng. VFF tính toán về vấn đề này như thế nào?

Đối với sự chuẩn bị cho các mục tiêu trước mắt, VFF đã có sự tính toán kỹ lưỡng với nhiều giải pháp. Ví dụ như đội tuyển U22 quốc gia mặc dù không có nhiệm vụ trong năm 2020 nhưng cũng được tạo điều kiện với 4 đợt tập trung kể từ tháng 7 đến tháng 12.

Mục đích là rà soát, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á tổ chức năm 2021 và SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam. Tương tự như vậy, đội tuyển quốc gia cũng có một đợt tập trung vào tháng 12 để kiểm tra, đánh giá đội hình, tạo bước chuẩn bị cho 2 nhiệm vụ trọng điểm sẽ diễn ra trong năm 2021, gồm vòng loại World Cup 2022 và AFF Suzuki Cup 2021.

Còn định hướng phát triển nhân sự về lâu dài thì sao, thưa ông?

Về tầm nhìn, không chỉ hiện tại mà trong nhiều năm qua, VFF luôn bám sát định hướng đầu tư dài hạn cho bóng đá trẻ song song với cải thiện chất lượng chuyên môn cho các giải đấu thuộc hệ thống thi đấu quốc gia.

Điều này đã giúp cho các đội tuyển có được lực lượng kế cận tương đối dồi dào. Bên cạnh đó, VFF cũng luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu để các đội tuyển trẻ U16, U17, U19, U20 liên tục góp mặt tại VCK châu Á, phấn đấu có mặt tại VCK FIFA World Cup.

Tất cả tiền đề để tạo sự chuyển biến cả về chất và lượng cho ĐTQG trong tương lai.

VFF muốn đạt thành tích cao nhất ở cả 4 đấu trường tham dự, đây có phải là mục tiêu quá sức bởi trong quá khứ bóng đá Việt Nam thường chơi không như ý khi thi đấu các giải liền nhau?

Chúng ta luôn cần phải đặt ra các mục tiêu để tạo động lực phấn đấu.

Trách nhiệm của VFF là cố gắng để đảm bảo các đội tuyển có được điều kiện tốt nhất trong quá trình chuẩn bị và thi đấu, còn kết quả thắng thua khó có thể nói trước bởi phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả may mắn.

Mục tiêu càng cao thì áp lực càng lớn, do vậy VFF hy vọng các đội tuyển sẽ nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, cổ vũ và đồng hành của người hâm mộ, của truyền thông để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2021. Đó là phấn đấu giành quyền đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022, lọt vào VCK U23 châu Á 2022, bảo vệ ngôi vô địch AFF Suzuki Cup và bảo vệ HCV bóng đá nam, nữ tại SEA Games 31.

Hướng trọng tâm tới World Cup 2026

Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu vô địch AFF Cup 2021 và lọt vào Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á

Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu vô địch AFF Cup 2021 và lọt vào Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á

Đội tuyển Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup. Nếu kịch bản này xảy ra, nó sẽ tác động ra sao tới bóng đá Việt Nam?

Tại vòng loại World Cup 2022, đội tuyển Việt Nam đang đứng trước cơ hội lọt vào vòng loại cuối cùng. Thẳng thắn mà nói, bóng đá Việt Nam chưa đạt tới đẳng cấp World Cup, nhưng chúng ta cần phải tận dụng tối đa các cơ hội để giành quyền đi tiếp. Bởi khi lọt vào đến vòng loại cuối cùng, đội tuyển Việt Nam sẽ có cơ hội thi đấu với những đội tuyển “tinh anh” của bóng đá châu Á, điều mà không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội.

Đối với bóng đá Việt Nam, VCK World Cup vẫn là con đường dài phía trước. Chúng ta hãy cứ phấn đấu từng bước như vậy.

Ông có thể phác thảo qua lộ trình phấn đấu, nâng tầm bóng đá Việt Nam để độc giả hình dung?

Như tôi đã nói ở trên, để nâng cao trình độ, các đội tuyển của chúng ta cần phải thường xuyên góp mặt tại các giải đấu cao nhất tương ứng với các độ tuổi. Bóng đá Việt Nam ở sân chơi 11 người đến nay mới chỉ có một lần lọt vào VCK thế giới, đó là FIFA U20 World Cup 2017.

Dù không vượt qua vòng bảng, nhưng việc được thi đấu với các đối thủ đẳng cấp thế giới đã giúp các cầu thủ của chúng ta có sự tích lũy rất lớn về kinh nghiệm và trưởng thành lên rất nhanh.

Đó cũng là một trong những tiền đề giúp bóng đá Việt Nam gặt hái những thành công liên tiếp sau đó, tạo ra nguồn cảm hứng rất lớn đối với đời sống bóng đá trong nước, đặc biệt là sau kỳ tích lọt vào chung kết U23 châu Á 2018 dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo.

Với nền tảng hiện tại, việc nhắm tới mục tiêu dự World Cup 2026 liệu có quá sức với bóng đá Việt Nam?

Theo suy nghĩ của tôi, việc World Cup 2026 mở rộng lên 48 đội sẽ tạo cơ hội thúc đẩy nhanh hơn quá trình thu hẹp khoảng cách về trình độ giữa bóng đá châu Á và bóng đá châu Âu cũng như Nam Mỹ. Bên cạnh đó, cơ hội dự World Cup sẽ mở ra cho các quốc gia Đông Nam Á, giúp vòng loại các khu vực trở nên hấp dẫn hơn và các quốc gia cũng sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng sức cạnh tranh.

Tất nhiên, bóng đá Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài cuộc chơi. Chúng ta cần nắm bắt cơ hội này để đầu tư và vận động các nguồn lực nhằm giúp đội tuyển có sự chuẩn bị tốt nhất. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần chia sẻ, ĐTQG chỉ có cơ hội dự World Cup khi các đội trẻ phải được thường xuyên tham gia và thi đấu tốt ở đấu trường châu lục ở các cấp độ tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

HLV Park Hang-seo hướng tới siêu kỷ lục cùng tuyển Việt Nam

Đội tuyển Việt Nam trở thành đội bóng thăng tiến nhất Đông Nam Á trong ba năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Hưng ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN