Công Phượng và cách dùng người ở Mito Hollyhock
Vẫn chưa có suất chính thức thường xuyên trong đội hình xuất phát CLB Mito Hollyhock nhưng Công Phượng đã có những tiến bộ rõ nét mỗi khi ra sân.
Cuối tuần qua lần thứ ba Công Phượng ra sân trong trong đội hình xuất phát của Mito Hollyhock trong khuôn khổ đội nhà tiếp Kanawaza vòng 26 J- League 2. Phượng thể hiện khá nhưng không được đá hết trận mà chỉ 54 phút.
Công Phượng trong lần ra sân đội hình xuất phát tại J- League 2
Chuỗi ngày sang Nhật được xem là “mài đũng quần” trên băng ghế dự bị, sau đó Phượng cùng Tuấn Anh và Xuân Trường về Việt Nam đá giao hữu rồi sang Myanmar đá cúp quốc tế giao hữu AYA Bank.
Tất cả đều thể hiện sự già dặn, “háu bóng”, mạnh mẽ, bản lĩnh. Lần đó duy chỉ có Công Phượng ít đá vì đang chấn thương”. Nhưng nhìn chung bản lĩnh, trình độ chuyên môn và sự gan lì tiến bộ rõ nét.
Công Phượng trong buổi tập cùng Mito Hollyhock
Đến một nền bóng đá hàng đầu châu lục như Nhật. Dù nhỏ con so với Tây, Trung, Nam Á và Úc nhưng bóng đá Nhật và Hàn Quốc được liệt vào dạng “bóng đá lực sĩ” trình độ cao nhất châu Á… Nên tất nhiên Phượng nói riêng cùng Tuấn Anh và Xuân Trường phải được đào tạo thêm để thích nghi.
Điều đáng nói là các HLV của các CLB Incheon Utd (Hàn Quốc, nơi Xuân Trường thi đấu), Yokohama nơi Tuấn Anh và Mito Hollyhock nơi Phượng thi đấu các HLV đã có cách xử sự, hay nói khác đi là “cách trồng người” rất hay và có trách nhiệm.
HLV Nishigaya của Mito Hollyhock
Thực tế những Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường mà đến Hàn Quốc tung ngay vào sân các trận K- League và J- League có lẻ sẽ… vỡ tung và bứt vì sức mạnh, sức bền của hai nền bóng đá lực sĩ này khác xa bóng đá Việt.
Cũng cần nói thêm là những buổi tập của các CLB Nhật, Hàn Quốc thì thời lượng, độ căng còn nặng hơn cả khi thi đấu. Chính vì lẽ này nên các cầu thủ Nhật, Hàn Quốc chạy 90 hay 120 phút khi thi đấu không mệt là chuyện bình thường.
Điều này rất ngược với bóng đá Việt Nam, tập chơi đá thật. Nên các HLV Nhật, Hàn Quốc hay các thầy ngoại khác như kiểu Miura thường chê cầu thủ Việt chạy chỉ được 60 phút…
Các CLB Hàn Quốc và Nhật đã tung ba tài năng trẻ của bầu Đức rất có trách nhiệm. Không dùng kiểu “ăn nho xanh”, chín ép… Nó phù hợp từng giai đoạn đáp ứng thể lực, sức mạnh và sức bền đối mặt bằng nền bóng đá Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trở lại với trận Mito Hollyhock tiếp Kanazawa, Phượng được ra sân đội hình xuất phát và đá 54 phút. Khi Phượng thay ra thì đội nhà ghi ba bàn. 54 phút của Phượng thể hiện trên sân ra sao?
Quan sát thấy Phượng trao đổi, chủ yếu là “ngôn ngữ tay chân, điệu bộ” cho thấy Phượng có tự tin dù miệt mài dự bị. Đó là điều đáng ghi nhận của cầu thủ Việt Nam, từ vùng trũng của bóng đá thế giới sang nền bóng đá mạnh như Nhật.
Phượng mạnh dạn trao đổi suy nghĩ của mình với đồng đội Nhật. Trong khi đấu tự tin cầm bóng, tự tin đột phá và tự tin dứt điểm, đó là điều đáng mừng. Phượng vẫn thể hiện những phẩm chất kỹ thuật giỏi, lắt léo nhưng rất tiếc bản năng “sát thủ” chưa được hình thành.
Bị HLV Nishigaya thay ra phút 54 có lẽ khi Phượng cũng đang thăng hoa. Nhưng HLV Nhật đã “cắt đứt” sự hưng phấn của Phượng. Một sự “cắt đứt” chủ động để Phượng tiếp tục “đói cảm giác thăng hoa” và tiếp tục tạo hưng phấn mới để lần sau có thể làm nên việc lớn hơn.
Ở cái tuổi 22, ba cầu thủ của bầu Đức cũng chẳng phải còn trẻ nữa so với tài năng phát lộ như bóng đá Nhật. Nhưng người Nhật đã rất biết trau chuốt những tài năng hiếm hoi của bóng đá Việt Nam. Các HLV Nhật, Hàn Quốc, các CLB này đã biết trang bị, đào tạo lại từ những nền móng còn thiếu cơ bản nơi một cầu thủ trưởng thành từ bóng đá Việt Nam dù là Học viện HA Gia Lai Arsenal JMG. Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường đá một mùa V- League theo kiểu “ăn nho xanh”, chín ép đã quá mệt mỏi và có thể thui chột nếu cứ cái đà ấy.
Nhưng sang Nhật, sang Hàn, các HLV đã biết phát huy tiếp để ba cầu thủ này tiếp tục trui rèn mọi thứ trước khi bước vào đấu trường nghiệt ngã như những chiến binh.
Có lẽ HLV Nguyễn Hữu Thắng của tuyển Việt Nam cũng phải nói lời cám ơn các đồng nghiệp Nhật và Hàn đã “đào tạo” lại những tài năng trẻ của Việt Nam một cách căn cơ, đồng bộ, đầy đủ hành trang trước khi thực thụ trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Không những tài năng trẻ trước đây của Việt Nam “ăn nho xanh”, “chín ép” để rồi thui chột sớm khi bước vào con đường chuyên nghiệp còn thiếu quá nhiều thứ.