Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Công Phượng gian khổ ở K-League: "Miền đất dữ" của cầu thủ Đông Nam Á

Công Phượng đang chật vật tại Hàn Quốc khi bóng đá nước này vẫn có cái nhìn tiêu cực về cầu thủ Đông Nam Á.

Gượng ép

Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi Công Phượng ra mắt Incheon United, và sau sự hứng khởi ban đầu, nỗi lo đang gặm nhấm CLB này lẫn những người quan tâm tới ngôi sao của ĐT Việt Nam. Incheon United đang đứng bét bảng K-League và vừa bị loại khỏi FA Cup bởi một CLB chơi ở K3 League, giải hạng Tư của bóng đá Hàn (Incheon không phải ngoại lệ, vòng vừa qua chứng kiến không ít đội K-League thua sốc trước các CLB hạng dưới).

Công Phượng gian khổ ở K-League: "Miền đất dữ" của cầu thủ Đông Nam Á - 1

Công Phượng đang trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn ở Incheon United

Phong độ mờ nhạt của Công Phượng trong những trận ra sân trên thực tế chỉ là một vấn đề nhỏ trong cả một chuỗi những vấn đề lớn đang xoay quanh Incheon United. Hàng phòng ngự tồi tệ, tuyến tiền vệ giữ bóng rất yếu kém và rất đơn điệu về mặt ý tưởng tấn công. Ở nửa sau mùa giải 2018 Incheon United được biết đến là đội bóng phòng ngự dở nhưng bù đắp lại bằng khâu tấn công, nhưng giờ cả 2 phương diện này đều mang một màu đỏ báo động.

Incheon United mùa giải này trình diễn một lối chơi khá lạ lùng. Bên phần sân nhà thì các hậu vệ của họ và cả thủ môn đều cố gắng giữ bóng và xử lý ngắn thay vì phá bừa lên, nhưng khi tấn công thì gần như toàn dạt biên để tạt cánh vào cho trung phong Mugosa cao 1m89. Ngay cả khi Mugosa không ở trên sân thì lối chơi này vẫn chẳng thay đổi.

Không rõ điều gì đã xảy ra với ban huấn luyện của Incheon United thời gian qua, nhưng lối chơi vừa đề cập không chỉ không hợp với Công Phượng mà còn không hợp cả với những cầu thủ tuyến dưới của CLB. Những hậu vệ này tỏ ra rất lóng ngóng trong xử lý cá nhân ở những pha bóng đơn giản và đã có những bàn thua xuất phát từ chuyền hỏng/bị cướp bóng bên sân nhà hoặc bị phá bẫy việt vị phản công khi dâng đội hình lên cao.

Công Phượng gian khổ ở K-League: "Miền đất dữ" của cầu thủ Đông Nam Á - 2

Bóng dài vẫn là vũ khí thường trực dùng đi dùng lại của Incheon United khi tấn công

Cứ như thể có ai đó đã ép buộc các HLV Incheon United phải đá một thứ chiến thuật như vậy, hoặc giả tướng cầm quân muốn đá ngắn tốc độ nhanh nhưng không chỉ đạo được học trò vốn đã bị lối chơi thực dụng bóng dài ăn sâu vào tư tưởng qua nhiều thế hệ. Sự gượng ép, đó là một cảm nhận mơ hồ mà có thể những người xem sẽ nhận thấy.

Khắc nghiệt môi trường K-League

Nhà báo John Duerden khi viết về tình trạng K-League ít khán giả trong một bài viết cho ESPN vào tháng 4/2018 đã bình luận: “Phần lớn các CLB K-League đá như nhau: Thụ động, dựa vào thể hình & thể lực, phòng ngự phản công và tốc độ chậm. Nhiều trận đấu chỉ bắt đầu diễn ra nhanh khi bước vào 15-20 phút cuối cùng”.

Và với tư tưởng đó, họ có một sự kỳ thị dành cho cầu thủ Đông Nam Á vì “lười, vô kỷ luật, không đủ mạnh mẽ để thành công” (lời của Duerden trong bài viết). Tư tưởng này đã được truyền từ HLV xuống cầu thủ trong một thời gian dài, và những thành công gần đây của bóng đá Đông Nam Á có thể vẫn chưa làm thay đổi cách nhìn đó.

Công Phượng gian khổ ở K-League: "Miền đất dữ" của cầu thủ Đông Nam Á - 3

Công Phượng được Incheon United săn đón nhưng bóng đá Hàn Quốc có chào đón anh?

Người Incheon trên thực tế khá cởi mở với ý tưởng bên ngoài do là một thành phố cảng. Vì Incheon United không được sở hữu bởi các tập đoàn lớn như Samsung hay Hyundai mà sống một phần nhờ ngân sách thành phố, họ hay có những ý tưởng táo bạo về mặt marketing để câu kéo khán giả. Đó là lý do họ thử vận may với Xuân Trường và giờ là Công Phượng để khai thác vào thị trường Đông Nam Á. 

Không phải Incheon United thì sẽ không có CLB K-League nào khác trao cơ hội cho Công Phượng. Nhưng phải chăng ông chủ tịch và ban huấn luyện mỗi bên một ý? Rằng ban huấn luyện đã bị ép buộc phải chơi một thứ bóng đá nhất định và dùng Công Phượng trong đội hình dù họ không hẳn tin tưởng ở anh? Phải chăng sự e dè vẫn tồn tại nhưng phải làm theo lệnh trên yêu cầu có Công Phượng trên sân?

Đã từng có cầu thủ Đông Nam Á thành công ở Hàn Quốc, tuyển thủ Thái Lan Piyapong Pue-on đã mang tới chức vô địch cho FC Seoul những năm 1980 khi vừa là chân sút số 1 lại vừa là nhà kiến tạo số 1 của CLB này. Nhưng với thứ bóng đá dựa vào thể hình & thể lực của K-League hiện nay, đất diễn của những cầu thủ Đông Nam Á đa phần nhỏ con & dựa vào kỹ thuật như Công Phượng là rất nhỏ nhoi.

Theo Sports Seoul, Ban tổ chức K-League đã thông qua quy định mới về ngoại binh từ mùa giải 2020. Số lượng cầu thủ nước ngoài mà các đội bóng K-League được đăng ký sẽ được nâng từ 4 lên thành 5 người và suất bổ sung này được dành riêng cho cầu thủ mang quốc tịch Đông Nam Á.

Như vậy từ mùa giải sau, mỗi CLB ở giải đấu hạng cao nhất Hàn Quốc có thể sử dụng 5 ngoại binh, trong đó có 1 người châu Á và 1 người Đông Nam Á. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ nâng cao sự hấp dẫn của K-League, mở rộng tầm ảnh hưởng của giải đấu này ra các thị trường tiềm năng như Đông Nam Á.

Công Phượng bế tắc ở Incheon: Tân HLV trưởng loay hoay với bài toán khó

Công Phượng tiếp tục có một trận đấu không thành công khi Incheon chưa dứt mạch thua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Công Phượng: Ngôi sao mới của bóng đá Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN