Cơ hội nào cho cầu thủ trẻ ở V.League?
Cuối tuần này, V.League 2023 sẽ trở lại sau quãng thời gian tạm nghỉ nhường chỗ cho U23 và các đội tuyển quốc gia tập trung. Câu hỏi đặt ra: Liệu các câu lạc bộ có tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ?
Ngay sau khi cùng U23 Việt Nam trở về từ Qatar, huấn luyện viên Philippe Troussier đã nói rằng: “Tôi mong trong quãng thời gian giải chuyên nghiệp diễn ra, họ sẽ được ra sân thi đấu ở V.League hoặc hạng Nhất một cách thường xuyên. Từ đó họ sẽ duy trì được phong độ, thể lực, cảm giác bóng. Tôi sẽ gặp lại họ sau đây 3 tuần, dự kiến vào ngày 17/4 để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng hướng tới SEA Games 32”.
Sở dĩ như vậy vì sau khi U23 Việt Nam trải qua 3 trận toàn thua ở Doha Cup, ông Philippe Troussier hiểu rằng các cầu thủ trẻ của mình đang thiếu gì. Khi trở lại sân chơi V.League, họ cần có cơ hội thi đấu nhiều hơn để tích luỹ kinh nghiệm. Những cầu thủ như Văn Khang, Văn Chuẩn, Tuấn Tài, Duy Cương… dù có là trụ cột của U23 Việt Nam, nhưng họ cần tích luỹ thêm kinh nghiệm.
Thực tế, đây là điều mà người tiền nhiệm Park Hang-seo cũng từng đề cập trong thời gian làm việc tại Việt Nam. “Bóng đá Việt Nam cần có giải pháp hạn chế tiền đạo ngoại, tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ vào sân. Giải có nhiều cầu thủ ngoại và phần lớn trong đó đá tiền đạo. Vậy thì tìm đâu ra tiền đạo giỏi trong nước, đặc biệt là các chân sút trẻ”, ông Park nói.
Khuất Văn Khang và cơ hội ở Viettel. Ảnh: An Tô
Khi theo dõi các giải chuyên nghiệp quốc gia, thông qua truyền thông, ông Park đã đưa ra quan điểm rằng, nên chăng VFF cần có sự thay đổi điều lệ để các cầu thủ trẻ có cơ hội nhiều hơn. Thông điệp này được đúc kết từ những lần tập trung các đội tuyển quốc gia, lực lượng kế cận không còn được tinh nhuệ như lứa cầu thủ đi trước.
Nói cách khác, việc khan hiếm tài năng dẫn đến chất lượng đội hình không đảm bảo. Một số cầu thủ có tiềm năng nhưng khi trở lại câu lạc bộ không thường xuyên được thi đấu dẫn đến việc ít được tích luỹ kinh nghiệm khi trở lại đội tuyển quốc gia.
Nhưng mới đây, tại vòng loại Cúp Quốc gia, huấn luyện viên Vũ Tiến Thành đã đưa quan điểm gây tranh cãi. Ông Thành cho rằng: “Cúp Quốc gia không có ngoại binh khiến giải đấu không hấp dẫn, không có động lực. TP Hồ Chí Minh đá kém hơn Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều, thua là đúng. Nhưng nhiều quy định của VFF và VPF cản trở sự phát triển của cầu thủ trẻ. Các trận đấu ở Cúp Quốc gia có cầu thủ ngoại thi đấu thì cầu thủ trẻ mới được rèn luyện, mới được nâng tầm”.
Đây được xem là phát ngôn có phần không chuẩn mực. Bởi thực tế, điều lệ những mùa giải trước đây đã có quy định rõ ràng và được các câu lạc bộ thông qua. Cụ thể, điều lệ tại giải Cúp Quốc gia nhiều năm qua quy định rõ: Nếu trận đấu giữa 2 đội Ngoại hạng hoặc 2 đội hạng Nhất thì thực hiện theo quy định đối với cầu thủ tại Giải Vô địch quốc gia (được sử dụng ngoại binh) hoặc giải hạng Nhất quốc gia (không sử dụng ngoại binh); nếu trận đấu giữa 2 đội khác hạng (1 đội Ngoại hạng và 1 đội hạng Nhất) thì thực hiện theo quy định đối với cầu thủ tại giải hạng Nhất (không sử dụng ngoại binh).
Nhưng xét ở khía cạnh khác, có quan điểm cho rằng, ở các giải hạng Nhất, Cúp Quốc gia, VFF và VPF có nên tính tới việc quy định sử dụng cầu thủ trẻ trong các trận đấu? Đây cũng có thể là một vấn đề mà chúng ta sẽ tạo cơ hội nhiều hơn cho các cầu thủ ít được ra sân ở V.League.
Đã từng có doanh nghiệp muốn tài trợ một đội U23 để đá giải chuyên nghiệp. Điều này nhằm tạo môi trường và sân chơi cho các cầu thủ trẻ. Dù ý tưởng đó không được thực thi nhưng đó là điều mà những nhà quản lý cũng cần suy nghĩ về những giải pháp phát triển bóng đá trẻ.
Các học trò của huấn luyện viên Troussier khi trở về câu lạc bộ sẽ khó có cơ hội thi đấu tại V.League. Đó là một thực tế. Các cầu thủ trẻ có thể tìm kiếm cơ hội ở sân chơi Cúp Quốc gia nhưng đó là khi đội bóng không được dùng ngoại binh ở các trận gặp đội hạng Nhất. Nhưng vấn đề thành tích vẫn là điều các câu lạc bộ đặt lên hàng đầu. Sẽ rất khó có cơ hội cho cầu thủ trẻ. Để thay đổi, chắc phải chờ đến cơ chế.
Câu chuyện của ông Park HLV Park Hang-seo sẽ xuất hiện trong chương trình “Đây là bóng đá” của VTVcab để nói về bóng đá, tương lai công việc của mình. Câu chuyện trong “Đây là Bóng đá” cũng không thể thiếu những hồi ức trải dài suốt 5 năm qua. Không phải bàn cãi, người thầy lịch sử của bóng đá Việt Nam có rất nhiều thành công. Nhưng như người ta vẫn nói: nhân vô thập toàn. Thầy Park cũng có quyết định sai lầm. Giá như thời gian có thể quay ngược, ông chắc chắn sẽ không để điều này xảy ra.
Ông Park Hang-seo hiện vẫn đang ở Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động xã hội. Ảnh: CTV Thành công không tự nhiên đến. Cái hay của vị chiến lược gia này không chỉ đến từ năng lực, không chỉ sở hữu lứa cầu thủ đạt độ chín mà chính kĩ năng quản trị đã giúp tập thể ĐT Việt Nam có yếu tố “gia đình” trong đó. Đến từ Hàn Quốc nhưng những gì thầy Park đã đem tới khi làm việc tại đây khiến chúng ta ví ông như người cha, rất hiểu và thích nghi cực tốt với môi trường tại Việt Nam Không chỉ giúp bóng đá Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ trong khu vực mà ở tầm châu lục, chúng ta cũng có nhiều dấu ấn nhất định. Vậy nhưng, trong chương cuối ở bản hợp đồng kéo dài 5 năm, HLV Park cùng các cầu thủ có những mục tiêu không thể hiện thực hoá. Truyền thông có nhiều cách đặt vấn đề và vô hình chung, điều đó khiến thầy Park có những áp lực. Áp lực đó khiến mối quan hệ giữa ông và truyền thông có khoảng cách nào đó. Trước khi nhận lời đến với “Đây là Bóng đá”, bộ đôi Park Hang-seo và Lee Young-jin bất ngờ xuất hiện trên truyền thông với tin đồn liên quan đến CLB Công An Hà Nội. Quý khán giả sẽ được giải đáp phần nào thực hư của thông tin trên sau khi xem hết chương trình. H.H |
Nguồn: [Link nguồn]
Nền tảng của các đội tuyển quốc gia luôn nằm ở hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp. Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) hiểu rõ điều đó, và họ đang...