CLB Thanh Hóa: Lao đao với “di sản” của bầu Ðệ
CLB bóng đá Thanh Hóa đang đối diện các rắc rối pháp lý, đứng trước nguy cơ mất hàng tỷ đồng do các vụ kiện cáo của HLV, cầu thủ cũ. Nếu không tuân thủ các phán quyết FIFA, CLB Thanh Hóa có thể chịu án phạt rất nặng.
FIFA mới đây đã có phán quyết với cả hai vụ kiện của HLV Fabio Lopez và ngoại binh Idrissa Sega Cisse đối với CLB bóng đá Thanh Hóa. Theo đó, đội bóng xứ Thanh phải trả 200.000 USD cho HLV người Ý và trợ lý. Trường hợp Cisse, CLB Thanh Hóa phải trả 58.420 USD.
CLB Thanh Hóa dưới thời bầu Ðệ bị 2 vụ kiện với số tiền đền bù có khả năng lên tới nhiều tỷ đồng. Ảnh: Hữu Phạm
Ông Lopez sinh năm 1973, từng là HLV thủ môn lò đào tạo AS Roma trước khi dẫn dắt nhiều đội bóng ở Litva, Malaysia, Bangladesh hay cả Oman, Saudi Arabia. Tháng 9/2019, ông Lopez được bầu Đệ ký hợp đồng làm HLV trưởng CLB Thanh Hóa trong 2 năm. Nhưng chỉ sau 3 vòng đầu tiên ở V-League 2020, ông Lopez bị sa thải khi đội bóng không giành chiến thắng.
Bầu Đệ đưa ra quyết định trên sau khi tổ chức cuộc họp để các cầu thủ bỏ phiếu. Theo lời HLV Lopez, ông thậm chí không được thông báo và chỉ biết tin qua truyền thông. Bị sa thải mà không được nhận khoản tiền đền bù nào, HLV Lopez thông qua công ty luật SILA đã kiện CLB bóng đá Thanh Hóa tới FIFA và theo phán quyết của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh, CLB Thanh Hóa phải đền 200.000 USD cho ông Lopez và trợ lý.
Cisse ký hợp đồng với Thanh Hóa hồi tháng 11/2019 với mức lương 8.500 USD/tháng cùng số tiền “lót tay” 85.000 USD. Đầu năm 2020, Cisse bị rách cơ đùi, không kịp hồi phục và CLB Thanh Hóa chấm dứt hợp đồng. Ngoại binh Senegal kiện lên FIFA và theo phán quyết, CLB Thanh Hóa phải trả cho anh tổng cộng hơn 58.000 USD.
Trả lời báo chí, bầu Đệ tuyên bố ông đã nghỉ. Tuy nhiên, Chủ tịch mới CLB bóng đá Thanh Hóa, ông Cao Tiến Đoan cho rằng ông Đệ phải chịu trách nhiệm. Phát biểu với báo chí, ông Cao Tiến Đoan cho biết việc đền bù cho HLV Lopez là chuyện của chủ tịch cũ đội bóng Thanh Hóa. Theo ông Đoan, đội bóng mới là của công ty mới, có tên mới và ông cũng có thỏa thuận “mọi chuyện cũ đều thuộc trách nhiệm của công ty cũ”.
Trao đổi với Tiền Phong vấn đề này, một chuyên gia pháp lý lâu năm khẳng định, trong mọi trường hợp FIFA sẽ buộc CLB bóng đá Thanh Hóa phải chịu trách nhiệm. “Về cơ bản vẫn là đội bóng đó. FIFA sẽ theo đội bóng để đảm bảo phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Ông chủ mới và ông chủ cũ phải có trách nhiệm thoả thuận với nhau về các nghĩa vụ phát sinh”-chuyên gia trên cho biết.
Theo tìm hiểu, CLB Thanh Hóa hiện cũng đang tìm kiếm các hỗ trợ về pháp lý để thay đổi phán quyết của FIFA. Trong trường hợp không tuân thủ phán quyết do FIFA đưa ra, đội bóng xứ Thanh có thể đối diện án phạt rất nặng trên phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, đội bóng xứ Thanh không phải CLB đầu tiên ở V-League chịu án phạt từ FIFA do vi phạm các quy định trong bóng đá. Hồi tháng 7/2020, FIFA từng buộc CLB bóng đá Hải Phòng phải đền cho ngoại binh Stevens 200.000 USD (khoảng 5 tỷ đồng) do những rắc rối về hợp đồng với cầu thủ này.
Năm tỷ đồng là số tiền rất lớn với đội bóng đất cảng, vốn mỗi năm nhận được hàng chục tỷ đồng hoạt động từ UBND thành phố Hải Phòng. Mặc dù vậy tới nay hiện không rõ Hải Phòng đã thực hiện án phạt trên của FIFA ra sao, cũng như nguồn tiền để đền bù cho Stevens từ đâu.
Một cán bộ pháp lý Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đánh giá, các CLB Việt Nam chưa có đội ngũ nhân viên pháp lý chuyên nghiệp, am tường luật. “Cầu thủ Việt Nam khi gặp khó khăn thường chấp nhận chịu thiệt nhưng với trường hợp HLV, cầu thủ nước ngoài, họ có thể kiện ra các tổ chức quốc tế. Khi đó CLB sẽ gặp rắc rối”-vị này cho biết.
Về danh nghĩa, bóng đá Việt Nam đã trải qua chặng đường 20 năm đi lên chuyên nghiệp. Thế nhưng trong thực tế, vẫn còn...
Nguồn: [Link nguồn]