Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Chủ tịch VFF háo hức cải tổ bóng đá VN

Hàng loạt những kế hoạch cải tổ bóng đá Việt Nam, bộ máy VFF, các giải đấu trong nước, đặc biệt công tác trọng tài đã được tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vạch ra trong buổi nhận chức sáng nay (25/3, tại Hà Nội).

Trúng cử ghế chủ tịch VFF với tỷ lệ bầu khá cao (96, 77%), ông Lê Hùng Dũng đã chính thức ngồi ghế nóng trong nhiệm kỳ 4 năm (2014-2018). Ông Dũng không là nhân vật xa lạ với bóng đá Việt Nam. Tân Chủ tịch VFF sinh năm 1954 đã có hai nhiệm kỳ liên tiếp đảm nhiệm Phó chủ tịch phụ trách tài chính. Trong những năm này, ông Dũng đã đảm bảo cho VFF có nguồn thu khá vững mạnh.

Là doanh nhân đầu tiên làm Chủ tịch VFF, ông Dũng đã vạch ra khá nhiều kế hoạch và đã bắt đầu thực hiện. Hiện tại theo ông điểm cần cải tổ ngay lập thức chính là những tồn đọng của giải V-League, ở đó là công tác trọng tài, giám sát…..

“VFF sẽ bảo đảm làm cho công tác trọng tài ngày càng có chất lượng, trung thực, khách quan. Ví dụ như đầu mùa giải 2014, chúng tôi sẽ không mời, hoặc phân công các trọng tài mà chúng tôi thấy có vấn đề. Nếu thiếu trọng tài, VFF sẽ sử dụng các trọng tài trẻ hoặc liên kết trọng tài với các Liên đoàn khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan với chi phí hợp lý.

Chủ tịch VFF háo hức cải tổ bóng đá VN - 1

Bộ máy mới của VFF

Quyết tâm làm việc này, VFF mong muốn từng bước lập lại trật tự trong công tác trọng tài, trả lại sân chơi bình đẳng cho các CLB. Nếu làm được như thế, tôi tin rằng nền bóng đá chuyên nghiệp của chúng ta sẽ dần dần tốt lên, sẽ có nhiều trận đấu hay, đẹp và khán giả đến sân dần dần sẽ đông, nâng cao giá trị bản quyền truyền hình, tạo thêm nguồn thu ngày càng quan trọng cho CLB. Công tác giám sát chúng tôi sẽ làm tương tự”, ông Dũng nói sau khi trúng cử.

Một trong những vấn đề trọng điểm khác đã được tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vạch ra sự chuẩn bị của ĐTQG cho AFF Cup 2014. “Bóng đá Việt Nam đang có những khiếm khuyết, nhưng đây là thời điểm cần có những suy nghĩ và hành động nghiêm túc. Đặc biệt việc thuê chuyên gia đơn lẻ, mùa vụ thành định hướng hợp tác, nhận hỗ trợ toàn diện, chiến lược của một nền bóng đá tiên tiến, hàng đầu châu lục trong một giai đoạn từ 5 đến 10 năm tới nhằm thực hiện giai đoạn đầu của Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020.

Tôi xin đưa ra phương án thuê HLV người Nhật Bản. Nếu chúng ta đi theo cách này, có nghĩa sẽ xây nhà từ móng đến phần thân và cuối cùng là phần mái. Trong thời gian đó, chắc chắn VFF mà đứng đầu là tôi sẽ bị nhiều chỉ trích vì sự chuyển đổi thế hệ các cầu thủ làm chúng ta có thể chưa thành công như mong đợi ở một số giải đấu trong thời gian nhất định. Nhưng chúng tôi mong rằng khi thực hiện định hướng này, VFF sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng tình của công luận và báo chí”, ông Dũng nói.

Từ điểm nhấn và niềm hy vọng ở U19 Việt Nam, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng cho biết VFF sẽ có những bài học rút ra từ thành công bước đầu của U19 Việt Nam hiện nay mà nòng cốt là U19 của Học viện HA.GL Arsenal JMG.

“Nếu như chúng ta tuyển chọn VĐV theo tiêu chuẩn của một mô hình các CLB nổi tiếng và tổ chức quy trình đào tạo theo đúng mô hình thì trong vòng 7 đến 8 năm chúng ta sẽ có một lứa cầu thủ trẻ tốt, làm lực lượng nòng cốt trẻ cho các CLB. Tuy rằng còn một số khiếm khuyết cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện nhưng có thể nói rằng trong vòng nhiều năm qua, chưa bao giờ chúng ta có được một lứa cầu thủ được đào tạo cơ bản toàn diện và có thể đá ngang ngửa với lứa cầu thủ tương đương của các CLB nổi tiếng của châu Âu đến như vậy”, ông Dũng đưa ra phương hướng phát triển tuyến trẻ.

Cũng theo tân Chủ tịch VFF, từ bài học này, VFF sẽ sớm nghiên cứu và trình các cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách đặc biệt để hỗ trợ các CLB bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong công việc đào tạo trẻ theo mô hình này.

Những CLB, địa phương đi theo mô hình này sẽ được hưởng lợi nhiều mặt về ưu đãi trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo trẻ về kinh phí đầu tư để trong vòng 7 đến 10 năm tới, một số CLB chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam sẽ cho ra đời lần lượt nhiều lứa cầu thủ trẻ có chất lượng cao. Đó sẽ là nền móng vững chắc lâu dài cho sự thăng hoa của bóng đá Việt Nam trong tương lai, đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, ông Dũng nhấn mạnh.

Xem xét triển khai cá độ bóng đá?

Ông Lê Hùng Dũng có nhắc lại, năm 2000 ông được Uỷ ban TDTT và VFF cử dẫn đầu đoàn sang Singapore, Anh và một số nước khác nghiên cứu đề án cá cược bóng đá. Và Việt Nam là một trong những mảnh đất “màu mỡ” nên xem xét hợp thức hóa cá độ bóng đá trong tương lai gần.  

Ông Dũng cũng cho biết, nếu vấn đề này không được tiến hành nhanh, Việt Nam sẽ đối diện với nhiều thất thoát, cụ thể ở 3 vấn đề sau. 1- Nhà nước thất thu một khoản tiền thuế khổng lồ hàng năm. 2- Không kiểm soát được tình hình, thị trường cá cược bóng đá tiếp tục phát triển như vốn có. Việc sử dụng các biện pháp hành chính hình sự như hiện nay là không có kết quả. 3-Một bộ phận dân cư luôn luôn hoạt động trong tình trạng bất hợp pháp, hoặc không tuân thủ pháp luật.

“Vấn đề này được trình lên các cơ quan chức năng trong 14 năm qua. Chúng tôi mong Nhà nước sớm quyết định và khi thực hiện vấn đề này, lợi nhuận thu được thì nên dành một phần thích hợp cho đầu tư vào phát triển bóng đá trẻ, kết cấu hạ tầng cho bóng đá, nhằm thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam của Chính phủ”, ông Dũng nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Minh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN