Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Chu kỳ chiến thắng của Barca đã chấm dứt

Nếu không có phép lạ nào xảy ra, thì Barcelona cầm chắc khả năng trắng tay.

Nếu không có phép lạ nào xảy ra, thì Barcelona cầm chắc khả năng trắng tay, và đây là lúc chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi: Đây đơn giản là một mùa giải phong độ tồi, hay chu kỳ thành công của họ đã chính thức chấm dứt?

L’Equipe, nhật báo thể thao uy tín nhất nước Pháp, nhận định: “Barcelona là không thể bị đánh bại.” El Mundo Deportivo cảm thán: “Tuyệt vời Barcelona!” Gazzetta dello Sport của Ý miêu tả với sự thán phục: “Barcelona đã làm rung chuyển cả Thế giới, một mùa bóng hoàn hảo khép lại bằng cú đánh ngực điệu nghệ của Messi, cầu thủ hay nhất hiện tại.” Tờ A Bola của BĐN cũng viết: “Cả Thế giới lăn dưới đôi chân ma thuật của Messi.”

Đó là những gì đã xảy ra vào tháng 12/2009, sau chiến thắng của Barca trước Estudiantes ở trận chung kết Cúp Thế giới các CLB, hoàn tất cú ăn sáu của đội bóng này. Đó cũng là năm mà Lionel Messi giành Quả bóng Vàng đầu tiên, với điểm số hơn Quả bóng Bạc Cristiano Ronaldo lên tới 240, cao chưa từng có trong lịch sử.

Chu kỳ chiến thắng của Barca đã chấm dứt - 1

Messi đang có giai đoạn khó khăn

Phải đến tháng 12/2011, một thành tích tương tự mới lặp lại: Barca giành cú ăn năm sau khi đè bẹp Santos ở chung kết Cúp Thế giới các CLB, trong khi Messi giành Quả bóng Vàng thứ ba liên tiếp.

Pep Guardiola bắt đầu dẫn dắt Barca từ 2008, đưa đội bóng này lên đỉnh cao của chu kỳ chiến thắng vào cuối năm 2009, tái lập đỉnh cao ấy ở năm thứ ba dẫn dắt đội. Sau năm 2011 là trượt dốc: Năm 2012, Barca chỉ giành được một Cúp Nhà Vua, và lay lắt từ đó cho đến nay, chưa bị kết luận là đã hết thời, nhưng không tìm lại được đỉnh cao của 2009 nữa.

Chu kỳ 3 năm?

HLV huyền thoại Bela Guttmann từng tuyên bố: “Năm thứ ba là năm chết chóc”, chỉ ra rằng chu kỳ thành công của một đội bóng chỉ thường là 3 năm. “Lời nguyền” này dường như cũng ứng nghiệm với Barca: Họ chỉ thật sự thành công rực rỡ trong giai đoạn từ 2009-2011, bất chấp những cải tiến không biết mệt mỏi của Pep Guardiola, một HLV cấp tiến và có tầm nhìn xa.

Viktor Maslov, cha đẻ của lối đá pressing và từng dẫn dắt Dinamo Kiev đến với 3 chức vô địch Liên Xô liên tiếp từ 1966-1968, cũng phải rời ghế HLV vào năm 1970. Ajax Amsterdam từng vô địch châu Âu 3 lần liên tiếp từ 1971-1973 cũng kết thúc kỷ nguyên vàng son ấy sau 3 năm, khi Johan Cruyff rời đội. AC Milan vĩ đại của Arrigo Sacchi, từng giành 1 Scudetto và 2 Cúp C1, cũng không thể đứng vững qua chu kỳ ấy.

Vấn đề đầu tiên và phổ biến nhất chi phối điều này là tuổi tác: Real Madrid giành 5 Cúp C1 liên tiếp từ 1961-1965 là một ví dụ. Đội bóng áo trắng đã chơi trận chung kết C1 năm 1964 với Inter Milan của HLV vĩ đại Helenio Herrera với những “ông già” thực thụ: Cả Ferenc Puskas lẫn Alfredo Di Stefano đều bước sang tuổi 37, trong khi Jose Santamaria 34 tuổi còn Paco Gento 31.

Bây giờ, Barca vẫn chưa giải quyết được vấn đề Xavi, cầu thủ giữ vị trí quan trọng nhất trong hệ thống chiến thuật của đội: Anh đã 34 tuổi và không còn sung sức như trước. Ngoài ra, Andres Iniesta (30) cũng sa sút, Carles Puyol sẽ ra đi vào cuối mùa mà vẫn chưa có sự thay thế xứng đáng. Lionel Messi thường xuyên bị chỉ trích vì lối chơi thiếu lửa, lười di chuyển. Lâu rồi, chúng ta không được chứng kiến một siêu phẩm nào của tiền đạo người Argentina, dù cách đây 4-5 năm, những lần solo qua hàng loạt cầu thủ đối phương dường như là chuyện cơm bữa đối với anh.

Làm sao thắng nổi sự nhàm chán?

Những đội bóng vĩ đại thường vận hành những lối chơi đòi hỏi rất cao về thể lực, kỹ thuật và tinh thần. AC Milan của Sacchi những năm cuối thập niên 1980 là ví dụ: Lối chơi pressing, di chuyển liên tục và giữ kỷ luật một cách khắc khổ đã quật ngã chính họ trong những năm cuối của chu kỳ chiến thắng, vì sự mệt mỏi và cảm giác tù túng.

Chu kỳ chiến thắng của Barca đã chấm dứt - 2

Lực lượng là vấn đề nan giải cho HLV Martino

Đó là sự căng thẳng có thể hủy diệt mọi thứ. Tháng 4/1967, Inter của HLV Herrera đang hơn Juventus 4 điểm ở Serie A và vừa đánh bại Real Madrid ở tứ kết Cúp C1. Nhưng đột ngột, mọi thứ sụp đổ. Hai trận hòa 1-1 với CSKA Sofia ở bán kết Cúp C1 buộc họ phải tổ chức một trận play-off tại Bologna, và dù thắng 1-0 ở trận ấy, thì sự rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện.

Sau đó, họ hòa hai trận liên tiếp với Lazio và Cagliari, rồi thua Juventus 0-1. Khoảng cách được rút ngắn xuống còn 2 điểm. Họ lại hòa Napoli, nhưng may mắn là Juve bị cầm chân trên sân của Mantova. Nhưng Inter đã quá rệu rã, hòa tiếp Fiorentina trên sân nhà, trong khi Juve đánh bại Vicenza. Dù sao, họ vẫn có cơ hội sửa sai ở hai trận cuối: Gặp Mantova ở vòng cuối Seria A và chung kết Cúp C1 với Celtic tại Lisbon. Thắng cả hai, Inter sẽ giành cú đúp.

Nhưng lối chơi Catenaccio, một phát kiến vĩ đại vào thời điểm ấy, đã bào mòn tinh thần và thể lực các cầu thủ. Nhiều người trong số họ tự chất vấn bản thân về lối chơi “tiêu cực” ấy, trong khi những bất ổn bắt đầu xuất hiện sau hậu trường: HLV Herrera bị Real ve vãn, Sandro Mazzola dính cúm và Luis Suarez chấn thương: “Áp lực cứ lớn dần” – Hậu vệ phải Tarcisio Burgnich cho biết: “Tôi nghĩ nó đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của chúng tôi.”

Tại khách sạn ở Lisbon trước trận chung kết, mọi thứ còn tồi tệ hơn. Burgnich kể rằng ông và Giacinto Facchetti còn nghe thấy rõ đội trưởng của họ, Armando Picchi, nôn mửa vì quá căng thẳng ở phòng bên cạnh. Kết quả? Dù dẫn trước ở trận chung kết, Inter đã thua ngược vì quá mệt mỏi.

Kẻ thù lớn nhất của một Đế chế chính là sự nhàm chán: Việc lặp đi lặp lại một cách chơi đòi hỏi rất cao ở người chơi trong nhiều năm khiến họ cảm thấy không còn khát khao chơi bóng. Một người đặc biệt kiên nhẫn như Xavi có lẽ cũng cảm thấy công việc chuyền bóng đôi khi trở nên không còn là đam mê nữa. Với Messi, anh cũng chẳng còn gì để phấn đấu ở cấp CLB. Rất nhiều cầu thủ của Barca, dù chưa cao tuổi, đã nếm trải mọi vinh quang, như Sergio Busquets, hay Gerard Pique, và lối chơi mà họ đang vận hành thì lại quá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và đam mê.

Từ 2009, năm mà Barca đi đến đỉnh cao đến giờ, 5 năm đã trôi qua, tức là đã quá 3 năm so với một chu kỳ chiến thắng thông thường. Tất nhiên, vẫn có đội bóng có thể vượt qua được quy luật 3 năm, như Man United chẳng hạn, nhưng bóng đá Thế giới có lẽ chỉ có một Alex Ferguson mà thôi. Và đây có lẽ là mùa giải mà chúng ta chứng kiến một chu kỳ chiến thắng của Barca chính thức khép lại, để chờ đợi một chu kỳ khác. Một câu chuyện phù hợp quy luật.

Video Barca thua Real trong trận chung kết cúp Nhà vua:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Tranh luận cùng Phạm An Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN