Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Chờ nhiệm kỳ sau…

Bóng đá Việt Nam đã sang nhiệm kỳ VII nhưng câu hỏi “Khi nào bắt kịp Thái Lan và vươn ra tầm châu lục” thì không ai trả lời nổi.

Vào giữa tháng 12, Tổng cục TDTT sẽ chủ trì một hội nghị cho nhiều thành phần am hiểu về bóng đá nhằm hiến kế vực dậy nền bóng đá nước nhà. Giới bóng đá gọi đây là “hội nghị Diên Hồng” về bóng đá và đặc biệt là ý tưởng của hội nghị đấy diễn ra trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam vừa thua tê tái bóng đá Thái Lan 0-3 ngay trên sân Mỹ Đình.

Thực tế thì cách đây hai năm, làng bóng Việt Nam từng có hội nghị bàn về “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt. Trong đó, đáng chú ý ở giai đoạn 2012-2020 có mục tiêu: “Đội tuyển quốc gia nam và U-23 nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á hoặc SEA Games (1-2 lần); bóng đá nam đứng trong nhóm 15 quốc gia có nền bóng đá hàng đầu châu Á; bóng đá nữ đứng trong nhóm sáu quốc gia mạnh khu vực châu Á”.

Chờ nhiệm kỳ sau… - 1

Bóng đá Việt Nam quyết liệt quá mức ở sân nhà, còn câu hỏi bao giờ qua Thái Lan thì từ nhiệm kỳ II đến giờ vẫn chưa có lời giải. Ảnh: XUÂN HUY

Nhìn vào thực tế của bóng đá Việt Nam thì rất khó cho các đội tuyển đạt được điều mình mong muốn khi tất cả đang giẫm chân tại chỗ. Chẳng hạn, sau khi thầy trò ông Miura vào đến bán kết AFF Cup 2014 thì chỉ tiêu của LĐBĐ VN cho giải này năm 2016 vẫn chỉ là bán kết.

Cho nên việc Tổng cục TDTT vội vã cho tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các chuyên gia bóng đá liệu có cần thiết hay chỉ nhằm xoa dịu dư luận sau trận thua Thái Lan và điều này thực sự có ý nghĩa hay không? Bởi nó không chỉ lấy đi công sức, thời gian và tiền bạc mà còn vô tình hay hữu ý quên đi cái bản chiến lược mới chỉ làm năm 2013 còn bỏ ngỏ và quên lãng.

VFF đã đi đến nhiệm kỳ thứ VII và đội tuyển Việt Nam đã qua chục đời thầy ngoại từ Âu, Á đến Nam Mỹ nhưng để trả lời về bản sắc lối chơi theo kiểu nào thì không ai nói được.

Càng khó hơn cho VFF sau 20 năm qua, lấy mốc từ trận chung kết SEA Games 1995, câu hỏi bóng đá Việt Nam bao giờ bắt kịp Thái Lan cũng không thể nói thành lời.

Và vấn đề của bóng đá Việt Nam hóc búa giống hệt vấn đề của ngành du lịch mà hôm qua (18-11) Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh trả lời phiên chất vấn ở Quốc hội sau câu hỏi “Liệu đến năm 2020, du lịch có thể thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị thế trong khu vực như nghị quyết đề ra, trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng với vai trò của tư lệnh ngành?”. Và câu trả lời là: “Tôi nhớ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, tôi bỏ ngỏ câu trả lời. Với tư cách là người đứng đầu ngành VH-TT&DL, những gì đã cố gắng thì tôi đã cố gắng rồi. Chưa đạt được mong muốn của Quốc hội thì tôi xin chịu trách nhiệm và truyền đạt lại cho bộ trưởng kế tiếp”.

Còn lĩnh vực bóng đá thì câu hỏi từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ VII vẫn chưa ai dám trả lời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Tuấn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN