Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

CÂU CHUYỆN BÓNG ĐÁ: Thầy nội, thầy ngoại

Sự kiện: U23 Việt Nam

Vấn đề chẳng còn là thất bại mà là thất vọng. Và nỗi thất vọng về 2 đội tuyển nam “lớn” đã lan đến tận thượng tầng. Mới rồi, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã có lời để ngỏ khả năng quay trở lại với phương án sử dụng HLV ngoại.

1. Xu hướng sử dụng HLV nội vẫn đang là mốt tại Đông Nam Á. Chúng ta có thể thấy những đội mạnh nhất như: Singapore, Malaysia và Thái Lan đều xài “cây nhà lá vườn”. Đấy là một thay đổi lớn nếu nhìn lại vài năm trước khi các HLV ngoại tràn ngập khắp ở các giải đấu từ U.23 đến ĐTQG. Trong giấc mơ vươn khỏi ao làng Đông Nam Á, lãnh đạo các nền bóng đá đã cố gắng thu ngắn khoảng cách với nền bóng đá tân tiến. Khi ấy, ưu tiên số 1 luôn đến từ bên ngoài.

Không hẹn mà gặp, những đại diện tại vùng trũng ĐNA cùng đi tắt, đón đầu bằng cách học hỏi kinh nghiệm, thậm chí mong chờ tạo ra cuộc “khai sáng”, “truyền đạo bóng đá” từ những HLV giàu kinh nghiệm, thành tích đến từ phương Tây. Hao tiền, tốn của đấy, nhưng nó đáng giá và thực tế cả khu vực đã lao vào những cuộc “chạy đua vũ trang” để kéo về đây những tên tuổi lớn như: Jan Pousen, Avramovic, Peter Reid, Steve Darby, Bryan Robson, Winfried Schafer…

Nhưng tình thế đang dần khác. Có vẻ, sau nhiều năm mải mê với những mơ mộng về điều thần kỳ từ cây đũa thần là những HLV đến từ các nền bóng đá lớn của phương Tây, các quốc gia ĐNA đã thay đổi quan điểm. Malaysia là quốc gia đầu tiên nghĩ đến việc tận dụng nội lực và họ đã thực hiện rất kiên trì. Thành công đã đến, với những chiến thắng liên tục tại AFF Suzuki Cup và SEA Games.

Những danh hiệu và thực tiễn sân cỏ của Malaysia đã tác động không nhỏ đến định hướng của các nền bóng đá khu vực. Không chỉ riêng Việt Nam, Singapore và Thái Lan cũng chia tay với thói quen dùng “hàng ngoại” để trở về với “của nhà trồng được” cho thấy giải pháp mà người Mã đã chọn là đúng, xét trên cả tính bền vững lẫn thỏa mãn nhu cầu danh hiệu.

2. Sau nhiều năm trung thành với chính sách cậy nhờ HLV ngoại, VFF đã bớt thờ ơ và quay trở lại với phương án HLV nội. Có điều sự “trở đầu” ấy có phần gượng gạo. Ý tưởng này, thẳng thắn mà nói, chỉ thực sự được xem xét dưới áp lực mạnh mẽ từ phía Tổng cục TDTT. Khi ấy, VFF đã khá ư là miễn cưỡng thuận theo ý chí cứng rắn từ Tổng cục.

CÂU CHUYỆN BÓNG ĐÁ: Thầy nội, thầy ngoại - 1

Không dễ tìm người thích hợp

Nhưng nay, khi Tổng cục phát ra dấu hiệu nới rộng và không loại trừ khả năng trở lại với những HLV ngoại, liệu VFF sẽ lập tức hiện thực cái viễn tưởng hiện tại chỉ mới manh nha là “để ngỏ” ấy? Câu trả lời là có.

Hãy nhìn vào cách VFF bỏ bê ĐTQG, tiếp sức cho thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games (điển hình là BTV Cup) và nhất là việc ông Hỷ thảnh thơi và tỏ vẻ rất nhẹ nhõm rời ghế trước trận đánh lớn…

Thậm chí, có khi VFF đang hận vì chưa thể thuê thầy ngoại về lập tức ấy chứ!

3. Theo thực trạng của bóng đá Việt hiện tại thì dường như Tổng cục có lý do và rất chính đáng khi để ngỏ khả năng sử dụng lại HLV ngoại.

Những vấn đề quanh sự kết thúc sớm của triều đại HLV Phan Thanh Hùng, cách VFF đối xử với ông Hùng sau đấy dẫn đến việc các ông thầy nội nhảy dựng và lập tức né như né hủi mỗi khi được “trao cơ hội” và những bi hài quanh 1 năm “kết nghĩa” với HLV Hoàng Văn Phúc… cho thấy một sự thật rằng dường như Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho các HLV nội bước ra sân khấu lớn.

HLV Việt Nam liệu có đủ tầm để làm kép chính ở những đấu trường như khu vực hay châu lục? Khả năng ấy là có, nhất là khi chúng ta đang sở hữu một lứa HLV trẻ đầy tiềm năng là thành viên của “thế hệ vàng” ngày nào với những cái tên tiêu biểu như: Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Văn Sỹ, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Công Lộc, Minh Chiến… Họ có kinh nghiệm chinh chiến quốc tế dày dạn trong vai trò cầu thủ sau ngày hội nhập. Trình độ của những HLV trẻ ấy ngày một tăng cao nhờ sự phát triển của thông tin cũng như những khóa học từ phổ cập đến nâng cao đều đặn của AFC và FIFA. Họ đã chứng tỏ được năng lực ở cấp CLB với những dấu ấn chuyên môn khá rõ ràng.

Nhưng, e rằng với tình hình hiện tại thì vẫn còn sớm để các ông thầy có thể tìm thấy thành công trong vai trò HLV trưởng ĐTQG hay Olympic, nhất là khi VFF vẫn rất hờ hững. Ông chủ không hẳn nhiệt thành, làm cho có lệ và khá phũ phàng. Người lao động cũng không mặn mà và tin tưởng vào cái sự “tử tế” của người thuê mình. Rất khó để bền và gặt hái thành công cùng nhau.

Thực tiễn V.League cho thấy các HLV trẻ đang ngày một cầm quân “ngọt” hơn, ở cả chuyên môn như chiến thuật, chuẩn bị, đọc tình huống… lẫn những công tác khác như tâm lý, ứng xử… Họ đang tiến bộ và chắc chắn sẽ còn lên tay nữa. Biết đâu đấy, sau vài năm nữa khi những đại diện của thế hệ HLV vàng thực sự chín nghề, đấy sẽ là lúc ĐTQG thực sự được nội hóa. Chỉ hy vọng, khi ấy VFF sẽ “tử tế” hơn một chút trong cách sống với nhau. Có thế thì thầy nội mới sẵn lòng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Bảo (thethaohcm.com.vn)
U23 Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN