Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Wolverhampton Wanderers vs Nottingham Forest
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-

Catalunya ly khai, tuyển TBN đại loạn:  Đế chế đỏ sớm lụi tàn

Nếu Catalunya tuyên bố độc lập và tách khỏi Tây Ban Nha, đội tuyển nước này sẽ đứng trước một cuộc khủng hoảng thật sự sau nhiều năm thành công nhờ vào ảnh hưởng của Barcelona.

Video fan Real vẫy cờ TBN phản đối Catalunya đòi độc lập:

Sự căng thẳng chính trị gia tăng tại xứ Catalunya đang ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của CLB Barcelona. Họ được xem là một đại diện của phong trào ly khai và do đó có thể bị đẩy khỏi La Liga nếu Catalunya không còn thuộc lãnh thổ TBN. Nhưng có một phương diện khác quan trọng không kém là tương lai của đội tuyển Tây Ban Nha.

Catalunya ly khai, tuyển TBN đại loạn:  Đế chế đỏ sớm lụi tàn - 1

Phong trào Catalunya đòi độc lập có thể dẫn tới Barcelona bước ra khỏi bóng đá Tây Ban Nha

Ảnh hưởng bao trùm

Chẳng ngạc nhiên khi chính phủ TBN không muốn Catalunya ly khai, để điều đó xảy ra làm sao được khi 20% GDP và 33% kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Tây Ban Nha đến từ Catalunya? Nhưng không chỉ có kinh tế, ngay cả về bóng đá xứ Catalunya, mà đặc biệt là Barcelona, chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng.

Phong cách bóng đá TBN từng đề cao sự cứng rắn và bền bỉ, dẫn đến đội tuyển nước này có biệt danh “La Furia” (Cơn giận). Dù vậy, TBN trong một thời gian dài dù không thiếu tài năng nhưng thường xuyên hụt chân ở các giải đấu quốc tế lớn như World Cup và Euro. Tất cả thay đổi khi ảnh hưởng của Barcelona bao trùm.

Nhiều thế hệ HLV của Barca trong vòng nửa thế kỷ, từ Vic Buckingham, Rinus Michels tới Johan Cruyff và Louis Van Gaal, đã hình thành nên một phong cách chơi mềm mại và đẹp mắt ở Barca. Học viện La Masia của CLB đã đào tạo ra vô số anh tài lớn của bóng đá nước này, và khi Pep Guardiola đưa Barcelona lên tới đỉnh cao của bóng đá châu Âu với trường phái tiki-taka, tuyển Tây Ban Nha được thơm lây.

Catalunya ly khai, tuyển TBN đại loạn:  Đế chế đỏ sớm lụi tàn - 2

Với dàn cầu thủ xứ Catalunya trong đội hình, Tây Ban Nha đã hai lần vô địch Euro cũng như lần đầu tiên bước lên đỉnh thế giới tại World Cup 2010. Không chỉ cầu thủ của Barcelona mà những tuyển thủ Catalunya cũng đến từ các CLB khác. Gerard Pique, Cesc Fabregas, Xavi, Sergio Busquets, Carles Puyol, Joan Capdevila, Jordi Alba, v.v…

Khi Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010 tại Nam Phi, Catalunya có tới 5 người trong đội hình xuất phát của trận chung kết: Joan Capdevila đá hậu vệ trái, Carles Puyol và Gerard Pique là cặp trung vệ, Sergio Busquets đá tiền vệ trụ và Xavi Hernandez ở vị trí tiền vệ trung tâm. Đó là chưa kể Pedro (đảo Canary) và Andres Iniesta (xứ Castille-La Mancha) đang khoác áo Barcelona. Ảnh hưởng của Barca thực sự bao trùm.

Khủng hoảng tư tưởng

Hiện tại người Catalonia vẫn chiếm số lượng đáng kể tuyển thủ góp mặt. Pique, Jordi Alba, Marc Bartra, Busquets vẫn có mặt trong đợt triệu tập gần nhất hồi tháng 9, chưa kể Fabregas, Sergi Roberto và Gerard Deulofeu cũng được triệu tập trong vòng 1 năm trở lại đây.

Ảnh hưởng của các cầu thủ Barca ở tuyển TBN trên thực tế đã giảm dần từ sau World Cup 2014 khi lứa Xavi, Puyol lần lượt giã từ, và không quá lời khi cho rằng sự suy giảm này đồng thời khiến TBN thi đấu kém đi sau giai đoạn thành công 2008 – 2012. HLV Vicente Del Bosque, sau thất bại ở kỳ World Cup đó, đã bắt đầu tìm hướng đi mới nhưng TBN không gây ấn tượng gì ở Euro 2016.

Trong nội bộ tuyển Tây Ban Nha đã từng tồn tại sự nghi kỵ nhất định giữa các cầu thủ người Catalan với phần còn lại, nhưng khi Barcelona trở thành bản lề để bóng đá nước này noi theo, nội bộ đội tuyển đã thành một khối thống nhất. Không dễ dàng để gắn kết một tập thể có sự pha trộn của không chỉ người Catalunya mà còn cả cầu thủ xứ Basque, xứ Andalusia hay vùng Valencia.

Catalunya ly khai, tuyển TBN đại loạn:  Đế chế đỏ sớm lụi tàn - 3

Bộ sậu Barcelona ở tuyển Tây Ban Nha giai đoạn 2009 - 2014: Busquets, Puyol (nói chuyện cùng Cazorla), Xavi, Pique, Iniesta

Nếu Catalunya tách ra khỏi Tây Ban Nha, xung đột nội bộ chưa chắc là một vấn đề tức thì, nhưng chắc chắn sẽ có một cuộc khủng hoảng tư tưởng. Barcelona đã luôn vượt trội so với bất cứ CLB nào khác trong khâu đào tạo cầu thủ không chỉ vì cơ sở vật chất và giáo trình huấn luyện, mà còn vì sự nhất quán chiến thuật giữa đội trẻ với đội chính.

Liệu tuyển TBN có đá theo phong cách tạt cánh đánh đầu của Real Madrid thời Zidane, chơi cơ bắp kiểu Athletic Bilbao hay phòng ngự số đông kiểu Atletico Madrid và Villarreal? Một số CLB nhỏ nhất quán trong chiến thuật như Las Palmas thì lại không có uy tín và quá yếu để có tuyển thủ được triệu tập.

Tuyển Tây Ban Nha gần đây đã có sự đi xuống (dù rất nhẹ và chậm rãi) về thành tích khi mà Barcelona không còn ảnh hưởng bao trùm. Nhưng sự tách ra của xứ Catalunya rất dễ dẫn tới một kỷ nguyên mà bóng đá nước này lại phải đi tìm con đường khai sáng mới.

Cataluyna đòi độc lập
Bạn có ủng hộ Cataluyna đòi độc lập và Barca bỏ giải La Liga?

Catalunya đòi độc lập: Pique hứng ”mưa” chỉ trích, ”bão gạch đá” từ CĐV

Pique "hứng đòn" khi tập trung ĐT Tây Ban Nha do ủng hộ Catalunya độc lập.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Đội tuyển Tây Ban Nha Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN