Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Hoàng Anh Gia Lai vs Công An Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
SHB Đà Nẵng vs Becamex Bình Dương
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hà Nội vs Hải Phòng
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Real Madrid vs Osasuna
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Wolverhampton Wanderers vs Southampton
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
West Ham United vs Everton
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Crystal Palace vs Fulham
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brentford vs AFC Bournemouth
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Strasbourg vs Monaco
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Cagliari vs Milan
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Juventus vs Torino
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Torino - TOR Torino
-
Liverpool vs Aston Villa
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Angers SCO vs PSG
Logo Angers SCO - SCO Angers SCO
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Quy Nhơn Bình Định vs Quảng Nam
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Sông Lam Nghệ An vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Thể Công - Viettel vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Tottenham Hotspur vs Ipswich Town
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Nottingham Forest vs Newcastle United
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Manchester United vs Leicester City
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Fiorentina vs Hellas Verona
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Chelsea vs Arsenal
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Inter Milan vs Napoli
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Real Sociedad vs Barcelona
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
TP Hồ Chí Minh vs Thép Xanh Nam Định
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Bóng đá VN: Scandal, nghi án, sốc và ngán

Lâu nay, những nghi án bán độ và nghi ngờ tiêu cực từ cấp đội tuyển lẫn CLB vẫn âm ỉ trong lòng đời sống bóng đá nội.

Từ những nghi án trong quá khứ

Trận hòa tệ hại 1-1 với đội tuyển Lào ở Tiger Cup 1996 có lẽ là cột mốc ghi dấu sự xuất hiện của những nghi ngờ về việc một số tuyển thủ "có chuyện" để chi phối kết quả trận đấu. Ở trận đấu đó, hàng loạt tuyển thủ Việt Nam đã sa sút phong độ một cách rất khó hiểu trước một đối thủ dưới cơ và đội chỉ may mắn thủ hòa được nhờ bàn thắng từ một cú đá phạt của Huỳnh Đức.

Sau trận đấu, dư luận đã nhắc nhiều việc HLV trưởng Weigang chỉ thẳng mặt 3 cầu thủ trụ cột và hỏi: “Các anh đã bán bao nhiêu?”. Tuy nhiên, chiếc HCĐ chung cuộc năm đó đã khiến cho nghi án này chìm vào quên lãng. Nhưng chỉ 2 năm sau, tại Tiger Cup 98 trên sân nhà, “cái chết trước cửa thiên đường” của ĐTVN trong trận chung kết với Singapore cũng để lại những dấu hỏi ngoài chuyên môn.

Bóng đá VN: Scandal, nghi án, sốc và ngán - 1

Vụ án bán độ Bacolod 2005 gây chấn động làng bóng Việt Nam

Đã có rất nhiều nghi vấn được đặt ra và người ta không loại trừ cả việc giới cá độ đã thò bàn tay nhem nhúa vào nội bộ đội tuyển. Nhưng cuối cùng thì những câu hỏi đều không có lời đáp trả và sự việc lại một lần nữa bị bao bọc bởi cụm từ "bằng chứng đâu".

Cũng trong năm 1998, nghi án có tiêu cực ở cấp ĐT lại bùng lên dữ dội sau những trận thua của đội tuyển quốc gia ở vòng sơ loại World Cup 1998. Khi ấy, đã có nhiều lời đồn rằng bàn gỡ danh dự của Huỳnh Đức trong trận thua Trung Quốc 1-3, đã “vô tình” khiến một đồng đội khác phải bán xe trả độ vì làm sai “hợp đồng” thua 2 trái rưỡi.

Trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 22 khởi tranh trên sân nhà, một số tuyển thủ U-23 Việt Nam cũng bị dư luận đặt vào tầm ngắm sau những biểu hiện bất thường ở cấp độ CLB, cũng như ở các giải đấu mà đội tuyển tham dự như JVC Cup, hay trận khai trương sân Mỹ Đình với một CLB của Trung Quốc. Kết quả là lần lượt Việt Thắng và Như Thành phải nói lời chia tay với đội vì bị nghi ngờ dính "sự cố".

Theo đó, Việt Thắng bị Mạnh Dũng tố cáo đã tham gia và rủ một số đồng đội làm độ trận đấu của HAGL ở Cúp C1 Đông Nam Á. Sự việc của Như Thành còn nghiêm trọng hơn khi bị Quốc Vượng tố là "đã nằm" trong trận đấu của U23 VN tại JVC Cup. Sau này, lý do của VFF đưa ra để xử lý kỷ luật 2 cầu thủ này đều không giống như tố cáo ban đầu của người trong cuộc, với Việt Thắng là cá độ bóng đá quốc tế, còn Như Thành là ý thức kỷ luật kém.

Đến bóng ma ở SEA Games 2005

Vụ án bán độ tại SEA Games 23 bị phanh phui được xem là vết nhơ đen tối nhất với bóng đá Việt Nam. Văn Quyến, Quốc Vượng, Bật Hiếu, Quốc Anh,Văn Trương…hồi đó đều là những tài năng của bóng đá Việt Nam và ai cũng hy vọng, họ sẽ tạo nên một thế hệ vàng thứ 2 sau thời của những Hồng Sơn, Huỳnh Đức.

Niềm tin của các quan chức VFF và của báo chí theo đội sang Bacolod bị giáng đòn chí tử sau trận U23 Việt Nam – U23 Myanmar. Đó là trận đấu của quá nhiều sai lầm thô thiển đến nỗi sau trận đấu ông Riedl đã không dám nhận đó là “đội bóng của tôi”.

Bóng đá VN: Scandal, nghi án, sốc và ngán - 2

Nhiều cầu thủ V.Ninh Bình đang bị triệu tập để làm rõ nghi án tiêu cực nhận 800 triệu đồng ở AFC Cup

Vì cái lợi trước mắt là tiền, nhóm cầu thủ kể trên đã “bán linh hồn cho quỷ dữ”, tự hủy hoại tương lai của mình cũng như ảnh hướng lớn đến nền bóng đá Việt Nam. Vụ án này được TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1 và phúc thẩm ngày 20/4/2007.

Kết thúc phiên tòa, chỉ có Lê Quốc Vượng bị án tù 4 năm, còn các cầu thủ khác được hưởng án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc, còn Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc

Ngoài ra, mùa bóng 2005 cũng được coi như một vết nhơ trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Khi đó, hàng loạt sự cố có liên quan đến các đội bóng và các trọng tài, các cán bộ quản lý ở các CLB dính líu đến tiêu cực. Nổi đình nổi đám nhất là vụ hàng loạt trọng tài đẳng cấp FIFA của Việt Nam có liên quan đến đường dây cá độ bóng đá. Vụ điều tra và xử lý tiêu cực của các ông “vua sân cỏ” được xem là "phát súng lệnh", mở màn cho chiến dịch “bàn tay sạch” trong bóng đá Việt Nam, trong đó đã có 7 trọng tài phải hầu toà.

Đến sau trận chung kết SEA Games 25 giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia, dư luận đã từng đặt ra dấu hỏi về phong độ thất thường của các cầu thủ. Trong đó cũng nêu ra “hiện tượng” lạ là trước trận đấu, các hãng cá cược châu Á xếp Việt Nam ở “kèo trên” với tỉ lệ chấp khá cao. Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng chứng kiến một hành động rất lạ khác của HLV Calisto sau trận đấu là lao ra phản ứng quá bức xúc với thủ môn Tấn Trường.

Sau này, ông thầy người Bồ Đào Nha chủ động “đính chính” rằng: “Tôi không bóp cổ Tấn Trường, mà lúc ấy, tôi chỉ muốn làm những động tác động viên mạnh với mong muốn cậu ấy không quá buồn mà thôi”. Sau SEA Games 25, việc “mổ” thất bại này diễn ra khá nhẹ nhàng. Dư luận đã đặt nhiều dấu hỏi về phong độ của nhiều trụ cột, nhưng cuộc “mổ xẻ” sau đó lại không đi đến đâu.

Trong vô số “quả bom” mà bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên – khi ấy là Chủ tịch CLB Hà Nội ACB) kích nổ ở lễ tổng kết mùa giải 2011, việc ông đã tiết lộ rằng Hòa Phát Hà Nội được gợi ý biếu trọng tài 500 triệu đồng để đảm bảo chiến thắng trước ĐT.LA đã gây rúng động VFF lẫn giới cầm còi. Sau đó, nhiều người hy vọng “quả bom” này sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền, giống như scandal trọng tài bị đạn bọc đường bắn thủng ở mùa 2005, nhưng tất cả dần chìm vào quên lãng với câu hỏi rất cũ: “bằng chứng đâu”.

Mùa giải 2013 diễn ra với tranh cãi đầu tiên từ trận tranh Siêu Cúp Quốc gia người ta dấu hỏi về việc cầu thủ XMXT Sài Gòn thua đậm SHB Đà Nẵng 0-4. Đến vòng 19 V-League 2013, cũng vẫn là XMXT Sài Gòn dính nghi án bán độ ở trận gặp K.Kiên Giang trên sân Rạch Giá.

Theo đó, đội bóng nhà bầu Thụy đã chỉ tung ra sân đội hình B với nhiều cầu thủ trẻ, thi đấu với tinh thần rất thấp, giúp K.Kiên Giang dễ dàng giành chiến thắng sau 8 trận chỉ biết hòa và thua, thắp lại hi vọng trụ hạng. Kết thúc trận đấu, dư luận sục sôi vì cho rằng đội bóng Sài thành đã cố tình “nằm” để giúp đỡ K.Kiên Giang. Trước sức ép rất lớn từ dư luận, BTC và Ban kỷ luật đã phải vào cuộc.

Sau đó, XMXT Sài Gòn đã bị Ban kỷ luật VFF trừ 4 điểm. Bất phục với quyết định của VFF, đội bóng nhà bầu Thụy đã tuyên bố bỏ giải. Chưa dừng lại, ĐT U23 Việt Nam cũng bị dư luận "soi kỹ" khi để Bangu Atletico gỡ hòa 3-3 ở BTV Cup 2013.

Điều đáng nói trong trận đấu đó, thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc thi đấu hơn người và dẫn trước đối thủ đến 3-1, nhưng lại chơi chùng xuống một cách khó hiểu để đội bóng đến từ Brazil gỡ hòa ở cuối hiệp 2. Cái kết đó khiến các CĐV nổi giận, còn VFF ra quyết định tạm đình chỉ làm nhiệm vụ ở ĐT U23 Việt Nam với ông Phúc ngay sau khi trận đấu kể trên kết thúc vài tiếng. 

Có thể thấy, sân cỏ bóng đá Việt Nam hơn chục năm nay chưa bao giờ yên ắng, quá nhiều bê bối từ CLB đến đội tuyển đã diễn ra. Và khi scandal nối tiếp scandal, dư luận càng thêm ngao ngán về một sân chơi thể thao có quá nhiều nghi ngờ về những chuyện tiêu cực.

Các scandal đáng chú ý của bóng đá Việt Nam

-    Tiger Cup 1996: HLV Weigang nổi đóa vì học trò “chơi dưới phong độ” trong trận hòa 1-1 với Lào.

-    Tiger Cup 1998: ĐTVN thua “khó hiểu” trước Singapore ở chung kết.

-    Vòng loại World Cup 1998: Huỳnh Đức “đá bể nồi cơm đồng đội” khi ghi bàn danh dự cho ĐTVN trong trận thua 1-3 trước Trung Quốc.

-    Năm 2003: Nghi án đội trưởng U23 Việt Nam Vũ Như Thành bán độ trước SEA Games 22.

-    Năm 2004: Trọng tài Lương Trung Việt bị kết án 7 năm tù vì tội môi giới hối lộ, dàn xếp kết quả trận đấu. Một số trọng tài FIFA khác của Việt Nam cũng bị kết tội như Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn…

-    Năm 2005: Lương Trung Tuấn bị treo giò vì dính líu đến bán độ khi còn khoác áo HAGL dự cúp C1 Đông Nam Á.

-    Năm 2005: Vụ bán độ rúng động ở Bacolod của các tuyển thủ U23 Việt Nam, trong đó có Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuấn (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Cú sốc cầu thủ V.Ninh Bình bán độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN