Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Quảng Nam vs Sông Lam Nghệ An 15/11/24 - Trực tiếp
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
0
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
1
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hoàng Anh Gia Lai 15/11/24 - Trực tiếp
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
1
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
0
Indonesia vs Nhật Bản
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Thể Công - Viettel vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Nga vs Brunei
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Brunei - BRU Brunei
-
Thép Xanh Nam Định vs SHB Đà Nẵng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Thái Lan vs Lào
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Ấn Độ vs Malaysia
Logo Ấn Độ - IND Ấn Độ
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Quảng Nam vs Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Sông Lam Nghệ An vs Thể Công - Viettel
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Indonesia vs Saudi Arabia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Trung Quốc vs Nhật Bản
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Triều Tiên vs Uzbekistan
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Palestine vs Hàn Quốc
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Iran
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Oman vs Iraq
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
UAE vs Qatar
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Nga vs Syria
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Syria - SYR Syria
-
Bahrain vs Australia
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Kuwait vs Jordan
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs SHB Đà Nẵng
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Becamex Bình Dương vs Thép Xanh Nam Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Công An Hà Nội vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Bóng đá Việt thời khó

Có quá nhiều khó khăn đang đến với bóng đá Việt Nam.

Tiếp theo việc Sài Gòn Xuân Thành, Navibank Sài Gòn “đóng băng” trên thị trường chuyển nhượng, mới đây, bóng đá Việt Nam lại tiếp tục đón nhận những tin xấu từ việc bầu Hiển rút vốn khỏi Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng, Ngân hàng Bắc Á cũng tính đến chuyện thôi tài trợ cho Sông Lam Nghệ An. Nhiều trụ cột ở Kienlong Kiên Giang vẫn nhấp nhổm tính chuyện ra đi khi lãnh đạo đội bóng này vừa để phương án mở cho các cầu thủ thoải mái tìm đội bóng mới, còn nếu ở lại sẽ thảo luận phí lót tay mà chắc chắn không bằng mùa bóng trước.

Ngay cả Ninh Bình, bầu Trường cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đầu tư ở đội bóng này hay ở những nơi vốn đi đầu trong chuyện đầu tư vào bóng đá suốt 10 năm qua là Hoàng Anh Gia Lai, Becamex Bình Dương, Đồng Tâm Long An cũng đồng loạt “thu mình” trước cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Bóng đá Việt Nam đang bước vào giai đoạn rất khó khăn, đúng hơn là đang trả giá cho việc bứt phá quá nhanh, từng tự hào là giải đấu đứng đầu trong khu vực nhưng lại thiếu căn cơ, nền tảng để rồi khi lâm vào cảnh phải định hướng lại thì chưa biết tính đến phương án nào.

May mà lễ tổng kết mùa bóng cũ vẫn chưa diễn ra, nếu không, sự chuẩn bị của các đội cho mùa bóng mới sẽ rất dễ bị ảnh hưởng. Lễ tổng kết mùa bóng cũ, triển khai phương án, quy chế cho mùa bóng mới chỉ gói gọn trong 1 ngày e rằng không đủ để 28 CLB có thời gian tìm ra hướng tốt nhất cho tương lai. Còn 2 tuần nữa sẽ tiến hành lễ tổng kết, đủ thời gian để VFF, VPF tìm ra cách tháo gỡ khó khăn.

Bóng đá Việt thời khó - 1

Bóng đá Việt Nam vừa trải qua một mùa giải sóng gió

Chỉ riêng việc “một ông bầu hai đội bóng”, theo chuyên gia Đoàn Minh Xương đã quá nhạy cảm mà không chỉ VFF hay VPF có thể chủ động xử lý nổi. Ông nói: “Khi đầu tư vào bóng đá, nhiều doanh nghiệp chưa hẳn có đích ngắm ở bóng đá mà còn nhiều chuyện khác ở phía sau đó. Thế nên, việc rút vốn, không đầu tư vào bóng đá sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác mà tôi nghĩ việc này còn phải nhờ đến những chuyên gia pháp luật cùng tham gia”.

Mới đây, Đồng Tháp đã ra phương án “giải cứu” Navibank Sài Gòn khi đội bóng này đang đứng trước ngã ba mà chưa biết chọn thế đứng nào. Đồng Tháp sẽ góp 50% trong chi phí hoạt động của đội bóng này để định hình tên gọi Navibank Đồng Tháp từ mùa bóng tới. Phương án mà chính đội bóng của TPHCM khó chấp thuận bởi có tin là họ muốn chuyển giao hẳn. Có lẽ từ nay đến ngày nhập cuộc mùa bóng 2013, hẳn sẽ có nhiều cuộc “giải cứu” như trên.


Đổ vỡ là tất yếu

Thử tìm những vật cản làm khó bóng đá Việt Nam trong tiến trình phát triển.

    Không làm ra tiền

Bóng đá chuyên nghiệp được hiểu nôm na là lấy bóng đá, nuôi bóng đá nhưng tại Việt Nam, nguồn thu gần như là con số 0. Vé không bán, tiền bản quyền truyền hình không bao nhiêu, tiền quảng cáo chỉ chiếm 10% nguồn chi. Đã thế, như nguyên giám đốc Sở TDTT tỉnh Bình Định Lê Văn Minh nhận xét: “Tôi đã từng cảnh báo việc chúng ta đang mất kiểm soát từ việc thả nổi chuyện lương, phí lót tay từ lâu rồi. Nhưng khi ấy không có sự điều chỉnh nào để rồi đến lúc này đang phải đối mặt với những khó khăn và trả giá”.

Nếu xem một CLB là một doanh nghiệp theo đúng tinh thần của bóng đá chuyên nghiệp thì các đội bóng đang mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Nguồn chi luôn tăng còn thu lại có chiều hướng đi xuống qua từng năm. Như vậy, chỉ riêng yếu tố tài chính đã sai ngay từ bản chất.

    Phát triển sai quy luật

Việc chuyển đổi từ các CLB thuộc quản lý nhà nước sang các doanh nghiệp không đến từ quy luật phát triển mà chủ yếu là do nhu cầu quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác, đội bóng đang từ sở hữu toàn dân trở thành sở hữu cá nhân. Chúng ta đều biết, bóng đá sống vì khán giả nhưng khi các doanh nghiệp chỉ mua đội bóng nhằm đánh bóng thương hiệu thì đương nhiên mục đích phục vụ khán giả không còn nhiều. Trong khi đó, ở bóng đá chuyên nghiệp, người ta làm gì cũng phải nhìn vào nhu cầu của khán giả mà hành xử. Khán giả phải có quyền và trách nhiệm đóng góp cho đội bóng, ít nhất từ tiền mua vé vào sân. Đằng này, các cầu thủ chỉ đá bóng vì tiền thưởng dẫn đến xem thường khán giả và cũng không còn tôn trọng nghề nghiệp của mình.

    Năng lực điều hành kém

Sự ra đời của Công ty VPF được xem là tất yếu đúng xu thế nhưng nguồn gốc ra đời của nó lại đến từ sự yếu kém về điều hành của VFF chứ không phải do nhu cầu từ thực tế. Cũng vì động cơ ra đời này mà ngay từ đầu VPF đã không giống bất kỳ mô hình nào trên thế giới khi các ông bầu vừa đá bóng, vừa thổi còi trong quản lý khiến mùa giải 2012 vừa qua không yên ả.

Trong bối cảnh bầu Kiên bị bắt, nhiều khả năng VPF sẽ lại lệ thuộc vào VFF ở mùa giải mới, như vậy là thay vì đi tới, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có nguy cơ tiếp tục đi lùi.

Sự yếu kém về công tác điều hành của VFF thể hiện qua 3 yếu tố: Sở hữu các CLB quá đơn giản, dẫn đến chuyện “một ông bầu, nhiều đội bóng”; quản lý các CLB thiếu sâu sát dẫn đến chuyện các đội bóng chỉ đầu tư cho đội 1 mà không có các tuyến kế thừa và cuối cùng là VFF mất kiểm soát trong chế tài cầu thủ, trọng tài dẫn đến tình trạng suy giảm văn hóa và tăng bạo lực sân cỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoàng - Đăng Linh (SGGP)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN