Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam: Sai đâu sửa đó

Chuyện đội bóng xin bỏ giải vì thiếu kinh phí, chuyện cầu thủ không có bảo hiểm, chuyện đi nước ngoài để học bóng đá chuyên nghiệp… đã đánh thêm tơi tả vào cái gọi là chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam.

Đua nhau bỏ giải

Kết thúc mùa giải 2015, Cà Mau lần đầu tiên giành quyền lên chơi ở giải hạng Nhất. Nhưng chưa nóng với thành quả, Cà Mau lại gửi công văn lên VFF và VPF để xin... bỏ giải vì thiếu kinh phí. Ngoài Cà Mau, Tây Ninh - đội lên hạng Nhất cùng Cà Mau và Viettel cũng chưa biết chơi với kinh phí thế nào. Rồi Đồng Nai vẫn chưa biết ra sao khi vừa rớt hạng và đang chờ ý kiến của lãnh đạo tỉnh.

Mấy mùa giải gần đây, các đội bóng Việt Nam đều… bỏ giải. Mùa giải 2013, An Giang sau khi bị tụt từ V-League xuống hạng Nhất đã bỏ luôn bóng đá. Mùa trước nữa là Kiên Giang. Tất cả đều do thiếu tiền.

Đơn cử, tiền bản quyền truyền hình là nguồn thu rất lớn ở những nền bóng đá phát triển nhưng V-League thì không. VPF mới công bố tiền bản quyền truyền hình cho mùa giải 2016 của V-League là 30 tỷ đồng, nhưng 14 đội dự V-League không nhận được đồng nào bởi tất cả đều được quy đổi thành số phút quảng cáo dành cho các đơn vị tài trợ.

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam: Sai đâu sửa đó - 1

Cú vào bóng ác ý của Ngọc Hải với Anh Khoa

Càng chạnh lòng khi nhìn sang người hàng xóm Thái Lan, mỗi mùa trung bình một CLB tham dự Thai Premier League nhận ít nhất 629 nghìn USD (tương đương 12 tỷ) tiền bản quyền truyền hình từ BTC.

Tình trạng các đội bóng bỏ giải vì thiếu tiền đã dóng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho cái gọi là bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam. Nhưng mãi vẫn diễn ra theo kiểu “sai đó sửa đâu”!

Không hề có bảo hiểm

Sau vụ Quế Ngọc Hải gây ra tai nạn gãy chân cho Anh Khoa rồi bị buộc phải bồi thường chi phí chữa trị khoảng 800 triệu đồng, người ta mới tính đến chuyện mua bảo hiểm cho cầu thủ.

Điều đáng nói là “bản án” của Ban Kỷ luật VFF áp dụng cho Ngọc Hải phải trả tiền phẫu thuật cho Anh Khoa là độc nhất vô nhị trên thế giới. Điều này bộc lộ nhiều sơ hở của chính Ban Chấp hành VFF lẫn đại diện các đội bóng khi chấp nhận sự vô lý đứng trên cả luật dân sự trong quy định kỷ luật của VFF. Nói như Ủy viên Ban Chấp hành VFF Dương Vũ Lâm, đấy là lỗi của cả nền bóng đá không nghiêm túc với một loại hình lao động đặc biệt.

Dự kiến sắp tới, VPF cùng đại diện công ty bảo hiểm xây dựng các gói bảo hiểm trong tập luyện, thi đấu, ở từng giai đoạn, một giải đấu hoặc trận đấu cụ thể lẫn trách nhiệm dân sự của các bên liên quan. Ngoài ra, VPF cũng sẽ mua bảo hiểm cho các giám sát, trọng tài trong từng giải đấu khi xác định đội ngũ này đang tham gia vào một dạng “nghề nguy hiểm”.

Trình độ trọng tài và đạo đức cầu thủ

Trưởng đoàn bóng đá HA.GL Nguyễn Tấn Anh cảnh báo rằng, mua bảo hiểm không phải là ưu tiên hàng đầu để “làm sạch” giải đấu. Theo ông, việc mua bảo hiểm chỉ nên đặt ở hàng thứ ba. Hai biện pháp hữu hiệu nhất là nâng cao trình độ của trọng tài và giáo dục nghiêm khắc cầu thủ.

Một khía cạnh khác là từ năm 2009, điều lệ thành lập Hiệp hội cầu thủ bóng đá Việt Nam đã được soạn thảo và được đông đảo giới cầu thủ ủng hộ, nhưng VFF không cho phép Hiệp hội ra đời. Thực tế, VFF cho thấy đã không thể đảm đương trách nhiệm bảo vệ cầu thủ trong chấn thương, trong nợ lương...

Giờ đây, giải nhà nghề Hàn Quốc với tên gọi K-League là đích mà bóng đá Việt Nam nhắm đến sau khi đã học ở giải nhà nghề Nhật Bản (J-League). Những nhà làm bóng đá Việt Nam từng tiếp thu công nghệ tổ chức của J-League nhưng hình như vẫn chưa ứng dụng được gì.

Vấn đề là chất lượng các CLB hiện nay ra sao, chất lượng của những trận đấu V-League thế nào, cầu thủ có thể hiện tính chuyên nghiệp hay không thì có học K-League hay Premier League cũng vậy. Thực chất thì những điều trên các nhà làm bóng đá Việt Nam biết hết nhưng chẳng qua “sai đâu sửa đó” mà thôi. 

Tân Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng khi mới nhậm chức đã nhìn nhận muốn đưa bóng đá Việt Nam phát triển thì điều trước tiên là phải “làm sạch giải đấu”. Hồi mới khai sinh VPF, vấn đề “làm sạch giải đấu” đã làm bằng việc thành lập “Ban tư vấn đạo đức”, nhưng ban này chỉ tồn tại một năm rồi tự giải tán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vũ ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN