Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Bí ẩn Brazuca, trái bóng của World Cup 2014

Sự kiện: World Cup 2026

Gareth Bale, sau khi ghi bàn thắng đáng nhớ vào lưới Barcelona để đưa Real Madrid tới chức vô địch Cúp Nhà Vua, đã lên Twitter cảm ơn trái bóng Brazuca giúp mình.

Một cách rất khôi hài, "Brazuca" đáp lại (và còn buồn cười hơn nữa khi Bale là người của Adidas, và Brazuca là do Adidas sản xuất).

“Em” Brazuca dễ chịu hơn “anh” Jabulani

Thế nhưng, liệu sau mùa hè này có cầu thủ nào lên Twitter để cảm ơn Brazuca nữa không là một câu hỏi khó đoán định. Hãng Adidas 4 năm về trước đã sáng tạo ra quả bóng Jabulani cho World Cup 2010, khiến thủ môn giỏi như Gianluigi Buffon phải thốt lên rằng đó là quả bóng có quỹ đạo bay khó lường nhất mà anh từng chứng kiến.

Bí ẩn Brazuca, trái bóng của World Cup 2014 - 1

ĐT Anh và trái bóng Brazuca

“Brazuca” theo tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức của Brazil) có nghĩa là “người Brazil”. Cái tên này đã được chọn sau một cuộc bỏ phiếu trực tuyến với hơn 1 triệu người tham gia.

Năm nay có lẽ sẽ khác. Các chuyên gia khí động lực của Adidas cho biết nguyên nhân khiến Jabulani có quỹ đạo bay rất khó đoán là bởi họ đã chế tạo quả bóng này sao cho êm hơn, khiến các cầu thủ không mất sức khi thực hiện cú đá. Vì lẽ đó mà vận tốc của nó có thể tăng lên đến 80km/h, đặc biệt là trong những tình huống đá phạt mà người đá dồn lực vào chân sút nhiều hơn.

Sự thay đổi này khác biệt hẳn so với kiểu bóng truyền thống. Loại bóng cũ được làm bằng 32 miếng vá là loại bóng cứng hơn và đòi hỏi lực sút mạnh hơn, với tốc độ lên đến 48km/h là tối đa. Vận tốc này cũng là vận tốc trung bình thống kê được ở các kỳ World Cup cho đến khi World Cup 2006 diễn ra và bắt đầu xuất hiện sự gia tăng về tốc độ bay của bóng.

Tiến sĩ Rabi Mehta, trưởng bộ phận nghiên cứu Ames trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết sự thô ráp trên bề mặt một trái bóng quyết định vận tốc trung bình của nó. Càng thô ráp thì vận tốc càng thấp và ngược lại. Một trong những tác động chủ yếu lên sự thô ráp của quả bóng là số miếng vá, và sau khi FIFA sử dụng Jabulani (16 miếng vá) ở World Cup 2010, họ sẽ trở lại với một Brazuca 32 miếng kiểu truyền thống.

Buffon, Casillas… hạnh phúc hơn

Thế nhưng, chúng ta sẽ không thể biết được Brazuca có 32 miếng vá nếu chỉ nhìn vào bề mặt bên ngoài. Tiến sĩ Mehta giải thích: “Yếu tố quan trọng ở đây là đường hình học của những đường nối, hay còn gọi là đường phân giới giữa các miếng vá. Trái Brazuca chỉ có 6 đường nối, khác hẳn so với trái bóng thông thường hay 8 đường nối của trái Jabulani”.

Bí ẩn Brazuca, trái bóng của World Cup 2014 - 2

Luis Fabiano (trái) mô tả Jabulani là trái bóng "phi tự nhiên"

“Nếu bạn thắc mắc rằng sự khác biệt về số đường nối của các loại bóng là gì, số đường nối ít cho phép các cầu thủ sút bóng tiếp tục có cảm giác êm khi sút giống như Jabulani trước đây, nhưng vì Brazuca có 32 miếng vá nên vận tốc đi bóng vẫn được giữ ở mức 48km/h”.

Như vậy, thiết kế của Brazuca sẽ bắn một mũi tên trúng hai đích. Thứ nhất, các cầu thủ vẫn sẽ trải nghiệm cảm giác ma sát và êm khi đá, điều mà Jabulani được đánh giá cao; thứ hai, mặc dù êm nhưng các cầu thủ vẫn sẽ phải sút bóng với lực căng hơn khi họ đá với trái Jabulani, và vận tốc trái bóng được đưa trở lại với vận tốc trung bình khi trước, dập tắt những lời phàn nàn từ các thủ môn về tốc độ lẫn quỹ đạo bay khó lường của Jabulani.

Tiến sĩ Simon Choppin của Viện nghiên cứu Thể thao trường đại học Sheffield Hallam cho biết, thiết kế của Brazuca sẽ triệt tiêu đáng kể độ xoáy của trái bóng khi bay trên không trung, đặc biệt là trong những tình huống mà các cầu thủ ngả người sút phạt (theo kiểu David Beckham). “Có thể nói đơn giản thế này”, tiến sĩ Choppin cho biết, “một trái bóng ít miếng vá thì khi bay trên không trung, khả năng bay xa của nó rất thấp và do vậy nó thường dễ bổ nhào xuống các góc thấp khung thành khi chưa đến nơi, khiến thủ môn bị bất ngờ khi đối phương sút xa”.

Bí ẩn Brazuca, trái bóng của World Cup 2014 - 3

Brazuca được thử nghiệm nghiêm ngặt

“Brazuca trở lại với kiểu 32 miếng truyền thống, do đó đường bay của bóng trên không trung sẽ ổn định, thẳng và ít có khả năng bổ nhào quá sớm. Hơn nữa, đường nối của trái bóng này được làm sâu hơn để nó không trở nên quá xoáy khi được sút với lực rất mạnh. Jabulani và trước đó là Teamgeist (của World Cup 2006) đã gây ra hiện tượng này”.

Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu các chuyên gia dứt điểm bậc thầy của bóng đá thế giới có thể sút như ý muốn với trái bóng mới này. Tiến sĩ Mehta cho biết: “Một số cầu thủ đã phát hiện ra rằng, với những trái bóng như Jabulani thì tốt nhất là hạn chế xuống mức tối thiểu độ xoáy. Họ dùng mũi bàn chân để sút, khiến bóng đi không xoáy và dễ đi trúng mục tiêu mà họ muốn. Tư thế dứt điểm vì vậy cũng quan trọng, trong đó những cầu thủ di chuyển cắt mặt khung thành rồi sút bằng má trong (ví dụ: Arjen Robben) ít khi đạt được ý muốn của mình hơn”.

Bí ẩn Brazuca, trái bóng của World Cup 2014 - 4

Muốn Cúp vàng, phải chinh phục được Brazuca

Với Brazuca, họ vẫn có thể dứt điểm bằng mũi bàn chân, tuy nhiên họ sẽ phải giảm lực sút xuống nếu không muốn bóng đi quá mạnh và dẫn đến đi vọt xà khi nhắm vào góc cao. Còn với những cầu thủ sút bằng má trong chân, họ sẽ phải đá mạnh hơn, nhưng điều này còn tùy thuộc vào cự ly dứt điểm”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Bích ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN