Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Bầu Đức tiến cử ông Dũng là chủ tịch VFF

Năm cũ 2012 khép lại với khá nhiều nỗi buồn, từ thất bại của ĐTQG tại giải AFF Cup đến sự khủng hoảng của nhiều CLB. Duy có phố núi Pleiku đón xuân Quý Tỵ vui như mở hội, khi đón 4 học viên Học viện HA.GL Arsneal JMG vừa kết thúc chuyến thử việc tại U18 Arsenal (Anh). Và người vui nhất với sự kiện này dĩ nhiên là ông Đoàn Nguyên Đức, người được xem là ông bầu thành công nhất của V-League năm 2012.

Tôi không tiếc mấy ha cao su bị chặt

* Từ ngày mở Học viện bóng đá, người ta thấy ông thường thích thú ngồi xem cầu thủ nhí tập luyện, chơi bóng. Phải chăng vì ông chán sự thụt lùi bóng đá chuyên nghiệp và chỉ thấy vui khi thấy sự hồn nhiên từ các cầu thủ nhí?

- Nói tôi chán ghét bóng đá chuyên nghiệp thì hơi quá lời, vì bản chất bóng đá người lớn và trẻ em có sự khác biệt. Vốn dân kinh doanh, phải sống suốt ngày những con tính, phép toán, việc được thả mình vui vẻ cạnh những cầu thủ nhí là liều thuốc không gì tốt hơn. Chưa kể, Học viện HA.GL Arsenal JMG được thành lập là đứa con tinh thần của tôi. Thấy đứa con tinh thần chập chững biết bò, biết đi rồi biết nói, thì ai chẳng hạnh phúc và tự hào. Nhìn các cháu luyện tập vui tươi, hồn nhiên, tôi lại có thêm động lực khi trở lại công việc kinh doanh.

* Nhìn lại quá trình hoạt động của Học viện từ khi ra đời, đấy là một cuộc “hoài thai” không phải dễ dàng phải không ạ ?

- Ngày quyết định chặt phá hàng chục ha cao su để lấy đất làm Học viện, tôi nhận không ít lời can ngăn. Người ta ví cao su là ''vàng trắng'' chặt bỏ như thế là phí phạm. Nhưng tôi xây Học viện không phải để lấy danh tiếng mà vì mục tiêu cho ra lò những cầu thủ Việt Nam hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức, văn hóa để phục vụ đội một sau này. Qua hơn 5 năm đi vào hoạt động, mọi thứ đã quy củ, nề nếp và bắt đầu thu lại những kết quả khả quan. Nhìn lại, tôi không hề tiếc khi phá cả chục ha rừng cao su để có Học viện bóng đá khang trang như bây giờ.

Bầu Đức tiến cử ông Dũng là chủ tịch VFF - 1

Lò HAGL đang thu về thành công ban đầu

* Bóng đá Việt Nam không ít ông bầu tuyến bố liên kết các CLB lớn nước ngoài mở Học viện, nhưng đến giờ chỉ có mỗi ông là làm được. Phải chăng có quá nhiều lý do khó khăn tác động để đưa giấc mơ ấy vào hiện thực?

- Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Ngày tôi manh nha ý tưởng xây Học viện bóng đá đến lúc bắt tay khởi công bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, rắc rối. Điều quan trọng nhất là phía đối tác như Arsenal chẳng hạn rất kỹ lưỡng trong việc xây dựng đề án, thực thi và phương hướng liên kết ra sao. Qua rất nhiều cuộc thương thảo, kiểm tra từ phía BLĐ Arsenal, thậm chí tôi phải bỏ tiền thuê bảng quảng cáo tại sân Emirates, để khẳng định tầm vóc của mình. Đến lúc ấy, Arsenal mới chịu cùng ngồi vào bàn đàm phán để cho ra mắt cái Học viện nằm trên Gia Lai vào lúc này.

Nguyên tắc xây dựng Học viện cũng chia đôi trên kinh phí và tôi bỏ không ít tiền của, tâm lực vào việc này. Bây giờ cuộc sống khó khăn, kinh tế đi xuống, đội bóng vẫn đang sống dựa hẳn vào Tập đoàn, chứ chưa thể tự đứng vững. Nhưng tôi tâm niệm mình làm vì sự phát triển của HA.GL, của bóng đá Việt Nam, chứ không phải chơi trội, hay để lấy danh tiếng gì cả.

"Phông'' văn hóa cầu thủ nội quá kém

* Ông từng bảo khoanh tay chờ xem mấy người trụ nổi với bóng đá và đến nay phát ngôn ấy đã thành hiện thực. Ông nghĩ bóng đá ta sa sút như thế có lỗi của ông bầu, hay từ cấp VFF?

- Tôi đồng ý quan điểm nhiều chuyên gia ví bóng đá ta như một cái chợ không hơn không kém. Nó không có trật tự, luật lệ cụ thể, ai cũng có thể tranh mua, tranh bán miễn là có nhiều tiền. Đó là sai lầm của người làm luật khi không tạo ra một khung ràng buộc để người bán và người mua phải tôn trọng. Để đến khi mọi thứ vượt quá kiểm soát, những người từng bỏ tiền để mua, để bán đều cạn vốn và phải rút lui. Khi cái chợ rơi cảnh ế ẩm, vắng khách tất người quản lý cái chợ ấy là VFF cũng mất nhờ và muốn tồn tại phải điều chỉnh.

Qua cuộc họp BCH VFF vừa qua, quy định việc không đổi tên phiên hiệu, cấm việc mua bán đội bóng qua tay từ mùa 2014 là một chấn chỉnh đúng đắn. Nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm nữa để bóng đá nội thoát khỏi tình trạng ế ẩm, sa sút như hiện nay. Thú thực là tôi cũng rất buồn trước sự đi xuống bóng đá nội, dù đã sớm tiên đoán được việc này. Làm bóng đá cũng càng cần chữ ''nhẫn'' mới thành công được.

* Thất bại của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2012 theo ông nằm ở khâu nào. Do HLV kém hay chất lượng hay ý thức màu cờ sắc áo của cầu thủ ta kém?

- Tôi nghĩ ĐT Việt Nam thất bại nằm ở chính các cầu thủ. Tôi từng nói rằng cầu thủ Việt Nam ngày càng mất dạy cũng vì thế. Có một số lớn cầu thủ ở ta ngộ nhận về tài năng của mình một cách thái quá. Họ coi mình là ngôi sao buộc đồng đội, HLV, đội bóng phải nghe lời mình, phục tùng theo ý mình. Đây là một cách nhìn nhận sai lầm và để lại hậu quả nguy hiểm. Nó bắt nguồn từ việc CLB và chính cầu thủ không được đào tạo văn hóa bài bản bên cạnh việc học chuyên môn. Để rồi nhiều cầu thủ bị hỏng "phông'' văn hóa vào lúc này.

Cũng vì việc đó, chúng ta cần quay lại ở khâu đào tạo trẻ, để đào tạo cầu thủ bài bản từ văn hóa, nhận thức từ sớm. Như những học viên ở Học viện, chúng tôi cho các em sáng học văn hóa, trưa học bóng đá, tối về học ngoại ngữ. Ngoài việc tạo điều kiện để các em hoàn thiện bản thân, việc theo dõi, chăm sóc các em được chú ý. Cầu thủ nào có biểu hiện mắc bệnh "sao'' lập tức sẽ bị chỉnh đốn ngay tức khắc.

Chủ tịch VFF không ai hơn Lê Hùng Dũng

* Sắp hết nhiệm kỳ VI của VFF, ông mong mỏi gì về công tác nhân sự của VFF, đặc biệt vị trí Ủy viên BCH VFF bị coi là "nghị gật". Ông có sẵn sàng đảm đương vị trí chủ tịch VFF nếu được tiến cử hay không?

- Bóng đá nội đi xuống như thế này việc xây dựng lại chiến lược, hoạch định lại lộ trình phát triển có ý nghĩa sống còn. Tôi nghĩ việc VFF cải tổ bộ máy, tìm kiếm thêm những cái tên mới có tâm huyết, dám nói, dám làm mới có thể vực dậy bóng đá nội. Bản thân tôi là một doanh nhân vốn có máu mê với thể thao. Chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền bạc, tâm huyết để cống hiến cho bóng đá. Nhưng để ngồi vào chức Chủ tịch VFF thì rất khó, khi công việc làm ăn của tập đoàn vô cùng bề bộn, không thể kiêm nhiệm thêm công việc như thế. Có lẽ mời một người khác không phải tôi sẽ hợp lý hơn.

* Theo ông, nhân vật ấy là ai?

- Thâm tâm của tôi vẫn nghĩ Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng là người xứng đáng ngồi vào chiếc ghế "nóng" Chủ tịch VFF nhiệm kỳ tới. Anh Dũng từng lăn lộn với bóng đá Việt Nam suốt nhiều năm qua và hiểu hết mọi bối cảnh ở hậu trường bóng đá Việt Nam. Anh Dũng là dân kinh doanh, không phải chuyên môn sâu về bóng đá, nhưng là người mạnh mẽ, dám nói và dám làm. Một vị Chủ tịch mới cho công cuộc cải tổ ở VFF, cho bóng đá Việt Nam, một người hội đủ cá tính như thế, không ai tốt hơn anh Dũng. Tôi nghĩ anh Dũng lên đảm trách vị trí này, bóng đá Việt Nam mới có cơ hội vực lại sau thời gian sa sút.

* Thời gian gần đây, ông đổ công sức đầu tư cho bóng đá Lào. Ông nghĩ việc ĐT Lào chơi ấn tượng ở AFF Cup 2012 có dấu ấn của ông chứ?

- Về mặt kinh doanh, tôi mở rộng đầu tư sang Thái Lan, Myanmar, Campuchia chứ không riêng gì Lào. Nhưng về mặt quan hệ giữa Việt Nam-Lào trong bao nhiều chục năm qua đều gắn kết, keo sơn như anh em. Tôi đi đến đâu làm ăn, cũng coi việc xây dựng bóng đá là việc song hành, như thành lập đội HA.GL Attapeu.

Thấy nước bạn còn khó khăn, chưa có giải chuyên nghiệp, nên tôi mới nhảy vào hỗ trợ để Lào tổ chức giải Laos League vào năm sau, hỗ trợ cả các ĐT trẻ, ĐT Lào sang HA.GL ăn ở, luyện tập. Việc trả lương cho HLV Nhật Bản Kokichi Kimura thay LĐBĐ Lào cũng để giúp nước bạn có điều kiện tốt nhất để thi đấu. Việc ĐT Lào chơi tốt ở giải Đông Nam Á vừa qua, tôi cũng rất vui vì làm được điều tốt cho bóng đá nước bạn.

* Theo linh cảm của ông, bao nhiêu năm nữa, bóng đá ta mới thoát khỏi khủng hoảng? Điều kiện cần và đủ là sự thay đổi tư duy VFF, lộ trình phát triển, hay sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp Nhà nước?

- Tôi nghĩ bóng đá Việt Nam mất tầm 3-5 năm mới có thể hồi phục được. Muốn hồi phục nhanh không quá khó khăn, mất công đâu. Có nhiều giải pháp để kích thích sự tăng trưởng, phát triển của bóng đá nội. Điều cần nhất chính là vị trí Chủ tịch VFF phải có người dám nói, dám làm và có tiếng nói trong xã hội. Đây cũng là lý do tôi tiến cử anh Lê Hùng Dũng vào vị trí này. Tất nhiên, đến lúc Chính phủ và các lãnh đạo địa phương cần “tuýt còi” mạnh mẽ hơn nữa những biểu hiện đi sai đường của bóng đá.

*Hàng loạt ông bầu bỏ bóng đá, từ chức khiến nhiều đội bóng giải thể. Ông muốn nói gì với họ?

- Mỗi người có hoàn cảnh, hành động và cương lĩnh làm bóng đá khác nhau. Khi hết tiền, hết tình yêu thì chuyện từ bỏ, chia tay là việc bình thường. Qua gian khó mới thấy ai là người có tâm phát triển bóng đá, ai chỉ chạy theo phong trào. Bóng đá nội đôi khi cũng cần những cuộc khủng hoảng như thế này để có thể làm lại triệt để, quyết liệt. Còn giữ kiểu suy nghĩ cũ kỹ, lỗi thời như cũ, bóng đá Việt Nam vẫn chỉ thất bại như vừa qua mà thôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (TT&VH)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN