Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Genoa vs Monza
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Monza - MON Monza
-
Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Bầu Đệ-“tướng” Chung “đi buôn phải có lãi”

Ông Mai Đức Chung khi làm ở Bình Dương, hay NaviBank SG đều thất bại, nhưng về Thanh Hóa bắt tay với bầu Đệ lại làm nên hiện tượng đầu mùa.

Đã rất nhiều người đề cập về Thanh Hóa như một hiện tượng nhưng để lý giải vì sao họ hưng phấn và phát triển mạnh trong giai đoạn này thì vẫn còn là nhiều ẩn số.

Sau 6 vòng đấu V-League, những cái tên được xem là ứng viên vô địch như Hà Nội T&T, SL Nghệ An, B. Bình Dương, SHB Đà Nẵng đã không thể ngoi lên như Thanh Hóa. Họ không chỉ chưa thua mà còn biết thắng những trận rất giá trị trên sân khách trước những đối thủ lớn.

Thầy trò ông Chung đã thắng toàn những đối thủ “xương” trong đó có những trận như lấy trọn 3 điểm trên sân Vinh, hoặc chơi thuyết phục với chiến thắng tại Long Xuyên, giành điểm ở Lạch Tray… Gần đây nhất là chiến thắng trước đương kim vô địch Hà Nội T&T.

Nói về vấn đề này, HLV Mai Đức Chung không giấu giếm: “Tôi luôn nghĩ làm bóng đá phải thực dụng và phải có thành tích. Từ khi về Thanh Hóa bắt tay vào, ngoài việc lãnh đạo đội này kiên nhẫn để tôi xây dựng lực lượng, bản thân tôi cũng rất áy náy khi đội đầu tư nhiều mà chưa có thành tích.

Chính vì thế mà mùa giải này, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định phải làm đội bóng như người đi buôn bỏ vốn phải có lãi. Tôi xác định cho cầu thủ mình chơi giống như người có vốn thì ít nhất phải có cái khóa cửa chắc để yên tâm đi đá sân khách nếu không thắng được phải cố có 1 điểm…”.

Nếu trên sân, khi xem Thanh Hóa đá, giới chuyên môn thấy rõ dấu ấn của HLV Mai Đức Chung hệt như hồi ông xây dựng đội U22 Việt Nam đi đá cúp Merdeka và đoạt chức vô địch năm 2008, tức chấp nhận thứ bóng đá xấu xí mang hơi hướng thực dụng để không thua. Và ông Mai Đức Chung đã thành công khi tính đến một đội hình có chiều sâu hơn là sự nổi trội của những ngôi sao trong đội hình.

Nếu nhìn xuyên suốt đội Thanh Hóa từ khi lên chuyên nghiệp sẽ thấy đây là đội có những lần thay tướng khá thường xuyên cho đến khi bầu Đệ “bắt được” HLV Mai Đức Chung.

Bầu Đệ-“tướng” Chung “đi buôn phải có lãi” - 1

Cặp bài trùng Mai Đức Chung với bầu Đệ đang gặp nhau ở chung một điểm thực dụng từ trong sân ra đến ngoài.

Gọi là “bắt được” vì những HLV từng làm ở Thanh Hóa đều thừa nhận rất khó ngồi lại với bầu Đệ để dẫn dắt một đội bóng. Nguyên do tính cách của bầu Đệ vốn là một doanh nghiệp đến với bóng đá và làm ăn với bóng đá. Không ít người đã ví von bầu Đệ như một nhà thầu, còn những người giao đội bóng Thanh Hóa cho ông bầu này, trong đó có lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, thì giống như chủ đầu tư. Và cái hay của HLV Mai Đức Chung là ông thỏa hiệp được với các đối tác để làm công việc chuyên môn của mình.

Ông Chung khác ông Lê Thụy Hải (cựu HLV Thanh Hóa) ở chỗ kiên nhẫn hơn với cấp trên và biết dựa vào tình thế để tìm ra những giải pháp tốt nhất. Ông Chung mềm hơn và ít phản ứng hơn trước những bất đồng, khác hẳn với ông Hải chuyên môn là việc của mình còn tiền bạc là của người thuê mình.

Còn nhớ năm đầu tiên chơi V-League 2007, Thanh Hóa từng leo lên tốp đầu ở giai đoạn một nhưng sau đó hụt hơi xuống dưới. Mấy mùa sau cũng thế, dù dưới tay HLV nào thì Thanh Hóa chỉ tính đến ngưỡng trụ hạng rồi “thả diều” vào top 8 để “hơi” và để quan hệ cho mùa sau.

Mùa này thì Thanh Hóa thuộc vào loại một trong những đội được đầu tư nhiều và còn tính xa hơn với kế hoạch xây sân bóng có sức chứa hơn 20.000 khán giả - một trong số ít đội bóng tính đến việc xây và sử dụng, dù là bằng nhiều nguồn trong đó có phần lớn là kinh phí của tỉnh.

Bóng đá Thanh Hóa thực chất có truyền thống mạnh, điển hình là những tuyển thủ như Hoàng Trung Phong, Triệu Quang Hà, Phạm Như Thuần, Lê Hồng Minh… và sau này là Mai Tiến Thành, Văn Thắng, Bật Hiếu… đều từ lò Thanh Hóa đi ra. Thậm chí là có những giải đấu mà khi đội Thanh Hóa chưa có tên trong bản đồ đội mạnh thì các cầu thủ xứ Thanh đi tha phương đã tụ tập nhau lại được hơn một đội hình, trong đó có hơn nửa là tuyển thủ quốc gia.

Nay thì bóng đá Thanh Hóa đã quy tụ lại được “người của mình” và ít nhiều ở đấy cũng có tính “màu cờ sắc áo”, dù chưa thật hoàn hảo như láng giềng SLNA.

Cái thiếu hiện nay của bóng đá Thanh Hóa vẫn là đầu tư theo từng vụ mùa và theo thời thế, chứ chưa đẩy mạnh hệ thống phát triển bóng đá trẻ làm nền tảng. Cách làm mà nhiều ông bầu đến với bóng đá vẫn tính nhanh như thế để có kết quả sớm và để thích nghi với môi trường chuyên nghiệp của ta.

Bóng đá Thanh Hóa là hiện tượng từ đầu giải đến nay mang đậm dấu ấn HLV Mai Đức Chung, nhưng nếu nhìn xa thì sẽ thấy bàn tay gắn với lộ trình trong bóng đá và cả ngoài bóng đá của bầu Đệ theo kiểu “đi buôn không lỗ”.

Và cái được lẫn thu hoạch lớn nhất của bóng đá Thanh Hóa hiện tại là cặp bài trùng Mai Đức Chung với bầu Đệ đang gặp nhau ở chung một điểm thực dụng từ trong sân ra đến ngoài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN