Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hải Phòng
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thép Xanh Nam Định
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
TP Hồ Chí Minh vs SHB Đà Nẵng
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-

Bạo lực là biểu hiện của kẻ yếu

Không chỉ tuyển Việt Nam chứng kiến một trận cầu bạo lực từ phía Thái Lan ở King's Cup, đêm 9-6, U-23 Thái Lan cũng đá một trận đầy bạo lực với chủ nhà Singapore và thua 0-1.

Hình ảnh trận tuyển Thái Lan- Việt Nam ở King’s Cup đêm 5-6 chưa phải là cuối cùng trong những ngày qua về sự bạo lực của bóng đá Thái Lan, trong trận chung kết Merlions Cup ở Singapore đêm 9-6, U-23 Thái Lan cũng chơi tràn đầy bạo lực với chủ nhà Singapore.

Bạo lực là biểu hiện của kẻ yếu - 1

Pha bỏ bóng đá người của Pansa vào Công Phượng đêm 5-6. Ảnh: ĐỘC LẬP - THANH NIÊN

Ở vòng loại U-23 châu Á tối 26-3 trên Mỹ Đình, Supachai bỏ bóng “thụi” theo phong cách đấm bốc vào Đình Trọng. Sau đó, rất nhiều tuyển thủ Thái Lan khác bỏ bóng đá người trận Thái Lan- Việt Nam tại King’s Cup. Đến ngày 9-6 ở sân Jelan Besar của Singapore, U-23 Thái Lan cũng chọn phong cách chơi rắn như thế.

Các tuyển thủ U-23 Thái Lan đã chơi như hủy diệt, với những pha vào bóng rùng rợn và mang tính triệt hạ đối phương được tái hiện. Điều đáng nói là những trận cầu Thái Lan chơi nhuốm màu bạo lực thì họ đều thua. Bạo lực là dấu hiệu của sự yếu đuối dẫn đến manh động.

Thực tình thì mỗi câu chuyện nguồn gốc bạo lực của các cầu thủ Thái Lan trong ba trận đấu trên có xuất phát điểm rất khác nhau.

Trận Supachai “quất” vào Đình Trọng ở Mỹ Đình là khi Thái Lan đã thua nặng về tỷ số, thua nặng về thế trận và sự cay cú của các đội Thái Lan về ngôi vị số 1 của Việt Nam, cái tập thể U-23 Việt Nam lại mang cái danh á quân châu Á, khiến người Thái Lan say máu.

Rồi đến trận King’s Cup mà hầu như toàn đội Thái Lan đều chơi bạo lực khi va chạm với các cầu thủ Việt và đầy chất tiểu xảo mỗi pha vào bóng, đó là sự hậm hực lâu nay về tuyển Việt Nam đang có hàng loạt thành tích và đỉnh cao quốc tế. Cùng với đó là sự đẩy lên cao về tính đối đầu và khiêu khích của nhiều phía ở Thái Lan, trong đó có cả HLV Sirilak đầy cay cú.

Thế rồi vào trận, những ngôi sao của tuyển Thái đang đá ở Nhật Bản như Bunmanthan, Thitiphan lại là hai cầu thủ nóng đầu và bạo lực nhiều nhất. Rồi phải kể đến các cầu thủ khác như Adisorn, nhất là trung vệ Pansa, kẻ đã có cú quét từ “ống đồng” lên hạ bộ Công Phượng.

Bàn thắng của Anh Đức ở giây bù giờ cuối cùng trận đấu làm cho tuyển Thái Lan đau đớn vì không còn cơ hội trả đũa, hay trút giận bằng kiểu đá bạo lực. Hãy thử tưởng tượng bàn thắng của Anh Đức mà còn thời gian dài sau đó thì nhất định các tuyển thủ Việt Nam sẽ còn chịu bạo lực nặng nữa.

Và đó chính là trận chung kết Merlion Cup giữa U-23 Singapore và U-23 Thái Lan tối 9-6. Ikhsan Fandi ghi bàn cho Singapore phút 34 thì thời gian còn lại là U-23 Thái Lan cay cú và đá bạo lực. Nhiều tình huống cầu thủ Thái Lan vào bóng rất rùng rợn ngay trên đất Singapore.

Người Thái, bóng đá Thái đâu phải mất tất cả mà tự nhiên làn sóng bạo lực ở đội tuyển quốc gia và U-23 của họ dâng cao đến thế?

Với lực lượng hiện tại cùng đẳng cấp đã được khẳng định lâu nay ở đấu trường khu vực, Thái Lan hoàn toàn có thể thi đấu sòng phẳng và đĩnh đạc hơn. Nhưng tại sao họ lại chọn cách khác...

Rúng động bóng đá Thái Lan: 4 ngày thua 3 trận, báo nhà chê tơi tả

Chỉ trong ít ngày, bóng đá Thái đã phải chứng kiến 3 trận thua của ĐTQG và U23.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hà ([Tên nguồn])
King's Cup 2019 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN