Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Southampton vs Liverpool
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Ipswich Town vs Manchester United
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Borussia M'gladbach vs St. Pauli
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo St. Pauli - STP St. Pauli
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Lazio vs Bologna
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nice vs Strasbourg
Logo Nice - NIC Nice
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Athletic Club vs Real Sociedad
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Venezia vs Lecce
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Newcastle United vs West Ham United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Bản quyền V-League từ “cho không, biếu không” tới 50 tỷ đồng/mùa

Câu chuyện về bản quyền truyền hình V-League trở thành chủ đề được quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế thể thao Việt Nam 2024, diễn ra ở Hà Nội ngày 17/10.

   

Diễn đàn Kinh tế thể thao: Khởi động cho kỷ nguyên mới

Ngày 17/10/2024, khi tham dự Diễn đàn Kinh tế thể thao Việt Nam 2024 tổ chức tại Hà Nội, các nhà quản lý, đại diện các đơn vị tham gia các hoạt động thể thao đã khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế thể thao trong bối cảnh hiện đại.

Diễn đàn tại Hà Nội thu hút hơn 200 khách mời, bao gồm các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước. Ảnh BTC

Diễn đàn tại Hà Nội thu hút hơn 200 khách mời, bao gồm các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước. Ảnh BTC

Diễn đàn Kinh tế thể thao Việt Nam 2024, do công ty Vietcontent tổ chức với sự đồng hành của Cục Thể dục Thể thao và Ủy ban Olympic Việt Nam, thu hút hơn 200 khách mời, bao gồm các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước.

Với chủ đề chính "Phát huy tiềm năng của Kinh tế thể thao trong thời kỳ mới", diễn đàn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác giá trị thương mại của các giải đấu thể thao và sự phát triển bền vững của ngành thể thao Việt Nam.

Ba phiên thảo luận chính được tổ chức với các nội dung: “Tạo lập môi trường pháp lý để phát triển kinh tế thể thao”, “Tác động kinh tế của việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn”, “Khai thác giá trị thương mại và lợi ích xung quanh một giải thi đấu thể thao”.

Thông qua các phiên thảo luận liên quan sự phát triển của các sự kiện thể thao quốc gia, trong đó có câu chuyện về sự tăng trưởng giá trị bản quyền truyền hình V-League, diễn đàn lần này mang lại cái nhìn toàn diện về tương lai của thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng.

V-League: Từ "cho không" tới bản quyền 50 tỷ đồng

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Anh Tú, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) kiêm Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), nhấn mạnh về sự phát triển vượt bậc của V-League trong những năm gần đây.

Ông Trần Anh Tú (người cầm mic) nêu ra vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm

Ông Trần Anh Tú (người cầm mic) nêu ra vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm

Ông Tú chia sẻ: “Trước năm 2018, bản quyền truyền hình V-League hầu như không có giá trị. Nhiều năm liền, chúng tôi chỉ đổi ngang với các nhà đài để lấy thời lượng phát sóng. Tuy nhiên, đến năm 2023, giá trị bản quyền truyền hình của giải đấu đã tăng vọt lên 2 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng)”.

Sự đột phá này không đến ngẫu nhiên mà là kết quả của hàng loạt những cải tiến về chất lượng giải đấu, cơ sở vật chất và công tác tổ chức.

VPF và các CLB, địa phương đã có kế hoạch đầu tư mạnh vào chất lượng sân bãi, yêu cầu các câu lạc bộ cải thiện mặt sân để nâng cao trải nghiệm cho khán giả và người hâm mộ. Các sân vận động như Hàng Đẫy, Lạch Tray, Gò Đậu đều có diện mạo mới, đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, việc đưa công nghệ VAR vào sử dụng tại V-League được xem là một bước tiến lớn, giúp nâng cao chất lượng trận đấu và khẳng định vị thế của giải đấu trên bản đồ bóng đá Đông Nam Á.

“Hiện tại, V-League trở thành hình mẫu cho các nước trong khu vực về việc áp dụng công nghệ VAR. Dù Thái Lan đi trước, nhưng Việt Nam có sự đầu tư hợp lý và sử dụng VAR ở hầu hết các trận đấu mỗi vòng”, ông Tú cho biết.

Hiệu quả từ các sự kiện thể thao lớn: Góc nhìn từ Hàn Quốc

Một điểm nhấn khác của diễn đàn là phần thảo luận về tác động kinh tế từ việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Theo ông Lee Dong Ho, chuyên gia kinh tế thể thao đến từ Hàn Quốc, việc tổ chức các sự kiện quy mô quốc gia hay khu vực không chỉ giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương mà còn mang lại những lợi ích thương mại lâu dài cho quốc gia.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần tối đa hóa lợi ích từ các sự kiện này bằng cách xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và nhà tổ chức”.

Việt Nam hiện đã đăng cai nhiều sự kiện thể thao lớn, từ SEA Games đến các giải đấu quốc tế, mang lại không chỉ nguồn thu trực tiếp từ du lịch, mà còn quảng bá hình ảnh quốc gia, phát triển thương hiệu địa phương thông qua các hoạt động thể thao.

Tăng trưởng bản quyền truyền hình: Bài học từ V-League

Về chủ đề bản quyền truyền hình, ông Trần Anh Tú nhấn mạnh rằng để duy trì và nâng cao giá trị "sản phẩm", việc tiếp tục đầu tư vào chất lượng giải đấu là điều bắt buộc.

Bản quyền truyền hình có giá trị tốt tỷ lệ thuận với các ưu đãi dành cho các CLB tham dự V-League

Bản quyền truyền hình có giá trị tốt tỷ lệ thuận với các ưu đãi dành cho các CLB tham dự V-League

“Giá trị bản quyền truyền hình tăng, nhưng chất lượng giải đấu cũng phải tăng tương xứng. Chúng tôi nỗ lực rất nhiều, từ việc cải thiện mặt sân, áp dụng VAR cho đến việc sản xuất âm nhạc riêng cho giải đấu để tạo nên bản sắc riêng”, ông Tú chia sẻ.

Một minh chứng cho sự đầu tư này là việc sản xuất chiếc cúp vô địch V-League. Ông Tú chia sẻ chuyện sang Anh để thuê công ty sản xuất cúp cho giải Ngoại hạng Anh và Cúp FA để thiết kế chiếc cúp riêng được đánh giá là độc đáo cho V-League.

Những chi tiết này không chỉ tăng tính chuyên nghiệp cho giải đấu mà còn tạo nên những giá trị thương mại và thương hiệu đặc biệt cho bóng đá Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế thể thao Việt Nam 2024 đã mang đến những góc nhìn đa chiều về tiềm năng phát triển của ngành kinh tế thể thao. Câu chuyện về sự phát triển của bản quyền truyền hình V-League là minh chứng rõ nét cho thấy, nếu có sự đầu tư đúng đắn và chiến lược phát triển thể thao Việt Nam, phát triển kinh tế thể thao hoàn toàn có thể vươn xa hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưng ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN