Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Real Madrid vs Salzburg
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Arsenal vs Dinamo Zagreb
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Sparta Praha vs Inter Milan
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
PSG vs Manchester City
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Milan vs Girona
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Feyenoord vs Bayern Munich
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hải Phòng
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thép Xanh Nam Định
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
TP Hồ Chí Minh vs SHB Đà Nẵng
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-

Amorim và sứ mệnh vực dậy MU: "Lắm thầy rầy ma", hướng đi riêng ở Old Trafford

Vẫn như mọi lần, người ta quan tâm vấn đề chiêu mộ lực lượng, khi một HLV mới chuẩn bị cầm quân ở Man United. Ban bệ giám đốc sẽ tạo điều kiện tối đa, hay sẽ khống chế, chi phối việc mua sắm ngôi sao của Ruben Amorim?

   

Amorim xuất sắc theo kiểu "liệu cơm gắp mắm"

Thành công vang dội ngay lần đầu tiên huấn luyện ở Premier League? Đấy dĩ nhiên là câu chuyện cực khó, nhưng chẳng phải không làm được. “Người Đặc Biệt” Jose Mourinho đã lập tức đưa Chelsea lên ngôi vô địch, lần đầu tiên ở Premier League và là lần đầu trong nửa thế kỷ ở giải VĐQG, với kỷ lục khó tưởng tượng là chỉ thủng lưới 15 bàn trong suốt mùa bóng (2004-2005).

Mourinho đưa Chelsea vô địch Premier League ngay mùa đầu ông đến Anh

Mourinho đưa Chelsea vô địch Premier League ngay mùa đầu ông đến Anh

Antonio Conte cũng đưa Chelsea lên ngôi vô địch khi ông xuất hiện lần đầu ở Premier League, mùa bóng 2016-2017. Chiến tích của Rafael Benitez hơi khác, nhưng đáng nể không kém. Ông đưa một Liverpool chưa từng vô địch Premier League lên ngôi vô địch… Champions League, cũng ngay lần đầu sang Anh cầm quân, trong mùa bóng 2004-2005 mà Mourinho “đại náo” Premier League. Còn có Carlo Ancelotti vô địch Premier League ngay mùa đầu tiên dẫn dắt Chelsea (2009-2010).

Chẳng ai chờ đợi Ruben Amorim làm được điều tương tự. Nhưng, vô địch chỉ là chi tiết cụ thể. Amorim có thể thành công ngay mùa đầu tiên dẫn dắt MU, tại sao không? Nhìn lại những gì đã làm ở Braga và Sporting Lisbon, người ta đã phải công nhận Amorim là một HLV giỏi.

Tuy cũng là một trong ba đội bóng hàng đầu Bồ Đào Nha xưa nay, nhưng Sporting Lisbon thật ra không thể sánh với hai đội mạnh còn lại gồm Porto và Benfica. Đây là chi tiết nói lên cái hay của Amorim, khi ông giúp Sporting phá thế thống trị của Porto và Benfica. Trong 4 mùa bóng, Amorim đem về cho Sporting 2 chức vô địch Primeira Liga, trong đó danh hiệu vô địch năm 2021 là lần đầu tiên trong 19 năm của đội này.

Sporting trở lại thống trị bóng đá Bồ Đào Nha sau 2 thập kỷ đứng dưới cái bóng của Benfica và Porto

Sporting trở lại thống trị bóng đá Bồ Đào Nha sau 2 thập kỷ đứng dưới cái bóng của Benfica và Porto

Vấn đề của Sporting không phải là mạnh hay yếu hơn Porto và Benfica. Sporting là đội “nhỏ” hơn. Và thân phận của một đội bóng nhỏ là không có, hoặc không thể giữ chân các ngôi sao lớn. Giới chuyên môn chỉ rõ: Amorim luôn xếp đội hình với 3 hậu vệ, xem trọng vai trò cầu thủ chạy cánh, muốn đội mình giữ bóng nhiều…

Nhưng lực lượng Sporting trong 4 mùa bóng vừa qua thường xuyên thay đổi, theo chiều hướng bất lợi (cầu thủ giỏi lần lượt ra đi). Thành công trong hoàn cảnh như vậy, rõ ràng Amorim thuộc mẫu HLV “sống” bằng chiến thuật, hơn là triết lý. Amorim không có được toàn quyền quy tụ lực lượng ưng ý để phát triển đội bóng theo một triết lý nhất định, như Pep Guardiola.

Có thể hình dung thứ bóng đá của Amorim là “mùa nào, thức nấy”, còn bản thân ông phải luôn “liệu cơm gắp mắm”. Đây có thể là đặc điểm tạo ra khác biệt giữa Amorim và những người tiền nhiệm ở MU.

Tốt nhất, nên tạo chỗ đứng độc lập với mọi giám đốc

Suốt một thời gian dài, lĩnh vực chuyên môn của MU được điều hành bởi một nhân vật ngoại đạo, phó chủ tịch Ed Woodward, xuất thân từ nghề kế toán. Phần lớn các vụ chuyển nhượng ở M.U đều không phát huy giá trị như mong đợi là vì vậy. Woodward giờ đã chia tay, nhưng MU vẫn thất bại trong lĩnh vực chuyển nhượng, vì không có nhà chuyên môn nào xuất sắc, cũng vì cấu trúc lãnh đạo quá nhiêu khê, phức tạp.

Bộ sậu ban lãnh đạo MU

Bộ sậu ban lãnh đạo MU

Giới đại diện, trung gian than trời trong mùa chuyển nhượng vừa qua, bởi họ không biết phải liên hệ với ai ở MU, mỗi khi có phi vụ cần đàm phán. Đấy là hệ quả từ những cải tổ lớn sau khi Jim Ratcliffe mua được 27% cổ phần và trở thành ông chủ MU trong lĩnh vực chuyên môn.

Omar Berrada từ Man City chuyển đến, giữ một ghế điều hành. Dan Ashworth làm giám đốc thể thao, trong khi Jason Wilcox lại là giám đốc kỹ thuật. MU lại bổ nhiệm Christopher Vivell, trong tình trạng lâm thời, vào chức giám đốc tuyển dụng.

Thêm các ông chủ vốn là người chi tiền, MU hiện có đến 11 quan chức có tiếng nói trong lĩnh vực chuyển nhượng. Không dưới 8 người thường xuyên trực tiếp đàm phán. Bản thân HLV Erik ten Hag (trước khi bị sa thải, dĩ nhiên) cũng có tiếng nói, dù ông không được tính là quan chức.

Thông báo bổ nhiệm Ruben Amorim của Man Utd, với chức danh "Head Coach"

Thông báo bổ nhiệm Ruben Amorim của Man Utd, với chức danh "Head Coach"

Ban bệ giám đốc liệu có ủng hộ, hậu thuẫn những người tiền nhiệm của Amorim trong việc xây dựng lực lượng? Đấy là câu hỏi thường trực suốt nhiều năm qua. Nhưng có lẽ, cần hỏi thêm rằng bản thân các giám đốc MU có giúp được gì (tài cán đến đâu), cho HLV trưởng? Rất khó trông mong điều gì từ các nhân vật như John Murtough, hoặc Richard Arnold (mà Ratcliffe đã loại bỏ).

Amorim là HLV trưởng (“head coach”) đầu tiên trong lịch sử MU! Trước ông, các HLV MU đều có chức danh “manager”, tức họ còn quản lý đội bóng, có quyền hành trong rất nhiều việc quan trọng ngoài sân cỏ. Alex Ferguson toàn quyền quyết định mua ai, bán ai, thậm chí mức lương thế nào cho từng cầu thủ cụ thể.

Sau Ferguson, quyền lực của “manager” bị phân chia, như đã nêu. Vậy, Amorim nên mừng khi ông chỉ là “HLV trưởng, không tham gia vào các quyết định chuyển nhượng. Trên thực tế, đấy là cái quyền hữu danh vô thực, có tiếng nói nhưng không được quyết định.

Liệu Amorim có thể làm được ở MU điều Mourinho đã làm tại Chelsea?

Liệu Amorim có thể làm được ở MU điều Mourinho đã làm tại Chelsea?

Liệu Amorim có được các giám đốc MU ủng hộ, hậu thuẫn, giúp đỡ, để xây dựng một lực lượng ưng ý? HLV 39 tuổi này có thể lái nhẹ vấn đề sang một hướng khác, sẽ yên tâm hơn. Nếu ông không cần giúp đỡ, thì mặc nhiên không phụ thuộc vào giám đốc nào. Lúc ấy, ông cứ việc phát triển sở trường chiến thuật thôi.

Xưa nay, đã bao giờ Amorim có được lực lượng ưng ý! Vả lại, chỉ huấn luyện thuần túy (không tham gia quản lý, điều hành) có khi lại là cái hay riêng cho Amorim, trong môi trường bóng đá Anh mà “manager” nhiều hơn “head coach”. Gần chục năm trước, Antonio Conte cũng chỉ là “head coach” khi ông đưa Chelsea lên ngôi vô địch ngay mùa bóng ra mắt. Một HLV có thực tài về chiến thuật như Amorim cũng nên có hướng đi riêng để hướng tới thành công.

HLV Van Nistelrooy chưa bao giờ muốn dừng công việc tại MU, dù cho sắp tới HLV Ruben Amorim sẽ tiếp quản ghế nóng sân Old Trafford.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kinh Thi ([Tên nguồn])
Ruben Amorim Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN