Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Khi "vua" ngoại cầm còi

Vòng 21 V.League chứng kiến màn cầm còi của trọng tài người Nhật Bản Jumpei llda trong trận "chung kết sớm" Thanh Hoá - CLB Hà Nội. Và cứ nhìn vào cái cách ông Jumpei cầm còi cùng cách những người liên quan ứng xử với tiếng còi của ông, chắc chắn sẽ có người đặt ra câu hỏi: “Vì sao "vua" ngoại nhàn nhã thế?”.

Suốt 90 phút bóng lăn, khách quan mà nói ông Jumpei có một số tình huống cắt còi chậm hơn so với bình thường. Cũng có những tình huống mà sau khi ông cắt còi, ai cũng nghĩ phải có ít nhất một chiếc thẻ vàng dành cho cầu thủ vào bóng ác ý được rút ra, nhưng rốt cuộc lại chẳng có thẻ vàng nào cả.

Lúc ấy, đội bóng của cầu thủ bị phạm lỗi cũng phản ứng, nhưng chỉ phản ứng vài câu chiếu lệ rồi thôi. Có thể tưởng tượng rằng, lúc ấy nếu người cầm còi không phải ông Jumpei, mà là một "vua" nội nào đó thì các cầu thủ đã quây lại làm đủ chuyện.

Khi "vua" ngoại cầm còi - 1

Ông "vua" người Nhật giúp trận đấu căng thẳng nhất vòng 21 V.League đi đến nơi, về đến chốn.

Vấn đề đáng nói nhất trong trận đấu mà ông Jumpei điều khiển nằm ở quyết định thổi phạt 11m chủ nhà Thanh Hoá. Đấy là tình huống cầu thủ Hà Nội sút bóng, Đình Đồng (Thanh Hoá) giơ tay che mặt, và quả bóng chạm tay. Đấy cũng là lúc trận đấu chỉ còn tính bằng giây. Thế mà không một chút ngần ngại đắn đo nào, trọng tài Jumpei chỉ tay ngay vào chấm 11m, và thế là chủ nhà Thanh Hoá mất chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc.

Lại phải tưởng tượng, nếu người chỉ tay vào chấm 11m trong thời điểm mang tính quyết định ấy là một trọng tài nội thì điều gì sẽ xảy ra? Khi ấy, cầu thủ, HLV của đội phải chịu 11m có lẽ sẽ lao về phía trọng tài phản ứng rầm rầm cũng nên.

Mà cũng phải hỏi thêm, nếu là trọng tài nội, ngay cả khi đứng gần và nhìn rõ một pha bóng chạm tay trong vòng cấm thì liệu có dám cắt còi, thổi 11m trong một tình huống nhạy cảm như vậy hay không?

Trong phòng họp báo sau trận đấu, HLV CLB Hà Nội Chu Đình Nghiêm cũng có cái lý của mình khi bảo: "Nếu là trọng tài nội, có khi chúng tôi không được hưởng 11m". Về phía Thanh Hoá, đúng là họ rất đau với một quả phạt đền cuối trận, nhưng nói như ông Chủ tịch Doãn Văn Phương thì: "Chúng tôi thừa nhận, quyết định của trọng tài không sai". Và thế là công tác trọng tài trong trận đấu đã thực sự đi đến nơi, về đến chốn.

Đến đây phải giải quyết một vấn đề lớn hơn: Vì sao "vua" ngoại lại ít bị phản ứng hơn vua nội? Ông trọng tài Jumpei có mác FIFA thì các trọng tài hàng đầu Việt Nam cũng có mác FIFA. Nếu bảo ông Jumpei giỏi hơn các trọng tài Việt Nam thì e là phiến diện.

Vấn đề có lẽ không nằm ở chuyện trình độ chuyên môn, mà nằm ở những cấp độ niềm tin rất khác nhau mà các đội bóng V.League đặt vào “vua” ngoại và “vua” nội. Với “vua” ngoại, những cái sai (nếu có) sẽ được tin tưởng 100% đấy chỉ là những cái sai chuyên môn thông thường, còn với “vua” nội, sau những cái sai như thế bao giờ cũng là câu hỏi: “liệu có phải ông ta muốn "giết" mình không?”.

Với “vua” ngoại, khi cầm còi ra sân, ông “vua” ấy không phải ngó trước ngó sau xem hai đội bóng mình đang điều khiển là ai, có đội nào trong ấy thân thiết với cấp trên, rồi cấp trên của cấp trên mình, nhưng với phần lớn các ông “vua” nội thì việc "ngó", việc "ngửi" đã trở thành một phần kỹ năng nghề nghiệp.

Đấy là còn chưa nói phần lớn các đội bóng bây giờ cũng đều có những quan hệ nhất định với trọng tài, vì thế khi trọng tài cắt còi bất lợi cho đội mình thì bao giờ người ta cũng hỏi: “Vì trọng tài thân thiết với đối thủ của mình hơn không?”. Tóm lại là khi niềm tin vào nhau đã mất, hoặc đã xuống tới mức báo động thì chuyện "tình ngay lý gian" sau mỗi tiếng còi là điều khó tránh.

Và đấy là nỗi đau lớn nhất của trọng tài Việt Nam cũng như bóng đá Việt Nam lúc này. Nỗi đau của một nền bóng đá có những ông vua giỏi nhưng trong những thời điểm nhạy cảm, quan trọng nhất thì vẫn phải đi gõ cửa những... ông “vua” xứ khác!/

Chỉ trích trọng tài, Lê Công Vinh bị VPF nhắc nhở

Như Báo Công an nhân dân đã phản ánh, sau trận CLB Thành phố Hồ Chí Minh thua Hải Phòng 1-4 cũng ở vòng 21 V.League cuối tuần qua, Quyền Chủ tịch CLB này, Lê Công Vinh đã phản ứng mạnh mẽ công tác trọng tài. Theo Công Vinh, trọng tài chính Nguyễn Văn Kiên đã bỏ qua một quả phạt 11m mười mươi của đội mình.

Sau đó, Công Vinh còn bày tỏ ý muốn: "Sẵn sàng tài trợ và kêu gọi tài trợ để VPF có thể thuê nhiều trọng tài ngoại cùng những nhà quản lý ngoại về điều hành V.League".

Đến hôm qua, VPF chính thức gửi công văn nhắc nhở Công Vinh trong tư cách là đại diện của CLB TP Hồ Chí Minh - một cổ đông của VPF không nên có những phát ngôn thiếu chín chắn như thế.

Công văn của VPF cho biết, đây đã là lần thứ hai kể từ đầu mùa giải Công Vinh đưa ra những phát ngôn dạng này.

Tuy nhiên, nếu Công Vinh có lặp lại điều này thì VPF cũng rất khó xử phạt vì trên giấy trắng mực đen, lúc này Công Vinh cũng chưa chính thức đăng ký chức danh Chủ tịch CLB TP Hồ Chí Minh với VPF.

(Ngọc Anh)

Trọng tài ngoại, nhà quản lý ngoại điều hành V.League - tại sao không?

Công Vinh đưa ra ý tưởng vì anh bức xúc với cách cầm còi của trọng tài chính trận đấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiếu Hà ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN