Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Hậu trường BĐVN: Những “tay chơi” đích thực (Kỳ 1)

Trong làng thể thao Việt Nam, giới cầu thủ được xem là thành phần “thượng lưu”. Nhiều người kiếm tiền dễ, tiêu tiền cũng bạt mạng, một số cầu thủ được ví như các đại gia, những “ông hoàng”.

Cũng bởi vì lắm tiền, dễ bị lôi kéo, nên nhiều sao luôn là khách hàng ưa thích của các quán bar, các cửa hàng đồ hiệu, dính dáng đến câu chuyện liên quan đến chân dài, cả những “cuộc vui tới bến”...Và, biết bao rắc rối cũng từ đó mà ra.

* Ngôi sao và độ “chịu chơi”

Nghi án cựu tuyển thủ quốc gia Huy Hoàng “phê thuốc” gây tai nạn ở Thanh Hóa ngày 7/9/2012 gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Sự thực về chuyện Huy Hoàng “múa hát” đang chờ được làm rõ hơn, nhưng với nhiều người thì “sự cố” mới này của một cầu thủ thuộc hàng có số má ở V-League như đội trưởng của SLNA không phải là “chuyện lạ” về cuộc sống ngoài sân cỏ của cầu thủ Việt.

Với dân quần đùi áo số, những câu chuyện từ hậu trường về những “cuộc vui” sau mỗi một trận đấu, các buổi tập không còn là chuyện hiếm. “Bến đáp” yêu thích của giới cầu thủ Việt thường là quán bar, sàn nhảy, casino, khách sạn...nơi mà họ có thể thỏa thích “bay”, thỏa thích tiêu tiền, để “thỏa mãn niềm đam mê” hay đơn giản chỉ là thể hiện đẳng cấp khi kiếm được tiền, xài đồ hiệu để xứng tầm với vị thế ngôi sao, dù chỉ cách đó không lâu họ là những cậu bé trẻ ở những miền quê nghèo khăn gói đến làm quen với trái bóng ở các CLB.

Trong giới cầu thủ Việt, những Công Vinh, Hồng Sơn, Như Thành... từng được xếp vào hạng “VIP” về “thương hiệu” và cũng được giới truyền thông chú ý nhiều về những vật dụng đắt tiền liên quan đến sao, hay chuyện bên lề sân cỏ của họ.

Hậu trường BĐVN: Những “tay chơi” đích thực (Kỳ 1) - 1

Chiếc Mercedes SLK 200 màu đỏ của Công Vinh từng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ về “đẳng cấp”

Chiếc Mercedes SLK 200 màu đỏ của Công Vinh từng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ về “đẳng cấp” của cầu thủ Việt (dù chiếc xe này chỉ gắn liền với ngôi sao người xứ Nghệ vài tháng, sau đó đem bán vì cho rằng vận đen?!). Trước đó, với tài năng trên sân cỏ Công Vinh được nhiều CLB theo đuổi và đã lập kỷ lục chuyển nhượng khi tới HN T&T năm 2007 với số tiền lót tay được cho là lên tới 7 tỷ (lương 40 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng sau mỗi trận thắng). Với số “tiền tấn” về chuyển nhượng ở thời điểm đó, cộng với sự nổi tiếng của mình,

Công Vinh nhanh chóng tạo mối quan hệ với một số chân dài, trong đó có ca sỹ Thủy Tiên. Đỉnh điểm “độ hot” của Công Vinh chính là món quà vô cùng đắt giá mà anh tặng cho bạn gái Thủy Tiên năm nay. Chiếc đồng hồ hình rắn cuộn lung linh nhãn hiệu Bvlgari, có tên Bvlgari Serpenti 7 Coil Watch và thuộc dạng xa xỉ nhất của thương hiệu này (một trong số 15 chiếc đồng hồ đặc biệt trên toàn thế giới) có giá trên 4 tỷ đồng.

Xứ Nghệ trong hơn chục năm trở lại đây là mảnh đất sản sinh ra nhiều ngôi sao bóng đá tên tuổi ở ĐTQG và cũng có nhiều cầu thủ “khét tiếng” về độ chịu chơi.

Cùng thời với Công Vinh, thủ môn Dương Hồng Sơn được chú ý bởi những lần lên đời xe của mình. Thủ môn này có một thú chơi rất “tao nhã” đó là sưu tập xe sang. Khởi sự là chiếc Grandis, sau lên đời bằng Audi Q7, Lexus RX350 rồi bất ngờ “lên đời” bằng chiếc BMW X6. Sau này, Hồng Sơn theo con đường làm ăn nên đã bán xe để đầu tư mở cửa hàng ăn, mua đất cùng đồng nghiệp.

Nói về thú chơi xe, hầu như cầu thủ nào cũng có riêng cho mình những xế hộp tiền tỷ. Thậm chí, do quá máu “bằng anh, bằng em”, tiền đạo T.B đã vội vàng mua phải con “Mẹc” bị “tút” lại, đành chịu hớ hơn 20.000 USD.

Về những thú vui khác, ở một đội bóng khu vực phía bắc cầu thủ N.T đã nổi tiếng về độ ăn chơi không kém ai. Đã có một thời, cầu thủ đội bóng này thường nói vui: “Đã đi chơi với anh T. thì khỏi phải nghĩ”.

* Tiền tỷ & những thú vui

Xe đẹp, quần áo phụ kiện “hàng hiệu”, sim điện thoại vip, chân dài...là những thứ đã trở thành quá bình thường trong giới cầu thủ, đặc biệt là những ngôi sao. Từ cách đây chục năm, một cầu thủ đã có lương vài chục triệu, “lót tay” vài tỷ đồng. Với số tiền nhận được cao như thế so vời mặt bằng xã hội, chuyện các cầu thủ dành thời gian để… tiêu bớt tiền cũng là dễ hiểu.

Cầu thủ nổi tiếng thường dễ dàng bắt thân với đại gia, giới ăn chơi tiếng tăm trong cả nước. Vì thế, một số cầu thủ cũng chẳng khác những đại gia, những dân chơi đích thực. Bởi vậy mới có câu chuyện vài năm về trước, một cầu thủ có tiếng trong làng bóng Việt sẵn sàng bao trọn gói cả vũ trường chỉ để thể hiện sự ga lăng của mình. Còn sở thích đổi xe xịn, hay mua sắm quần áo hàng hiệu, chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện” với một số sao ở V-League.

Hậu trường BĐVN: Những “tay chơi” đích thực (Kỳ 1) - 2

Chiếc đồng hồ trị giá 4 tỷ mà Công Vinh tặng Thủy Tiên

Thừa tiền thì dễ dẫn tới chuyện “rửng mỡ”, cầu thủ không chỉ đốt tiền vào những thú ăn chơi, mua sắm, cờ bạc, mà còn đua đòi chơi “chất kích thích” cho có “cảm giác mạnh” mà dư luận đã biết rõ về một số “con sâu” đã bị xử lý ở một số CLB V-League như H.V, X.T, L.VH, N.V.Y…

Ở Hà Nội, “bãi đáp” của cầu thủ thường là những nơi xa trung tâm thành phố, thậm chí khá bí mật. Số tiền họ tiêu một đêm có khi lương công chức làm cả năm cũng chưa kiếm được.

Đa số các cầu thủ được xếp vào hạng ăn chơi, đều có số, có má trên tuyển, hay ở CLB. Cũng chính vì ngôi sao mà họ thường được đặc cách cho một thế giới riêng. Sẵn tiền, họ bỏ bữa, quên cả giờ tập trung, có hôm “mải vui thâu đêm suốt sáng”. Thú vui của các cầu thủ này thường là tụ tập ở các quán bar, vũ trường để thỏa sức nhậu nhẹt, tìm kiếm “cảm giác mạnh”...

Nhiều cầu thủ ở môi trường bóng đá Việt Nam không chỉ được biết đến bởi đá bóng giỏi mà họ nổi tiếng vì cách kiếm tiền, tiêu tiền và những trò tiêu khiển đủ thể loại. Song, cũng chính từ thú vui tiêu tiền, ăn chơi đó, mà một số cầu thủ đã dính vào biết bao vụ rắc rối, có người phải bỏ nghiệp, bị tù tội và thậm chí là bỏ mạng.

Kỳ 2: Cạm bẫy sau những đôi chân tiền tỷ

Thu nhập của 1 số sao bóng đá Việt Nam

+ Lê Công Vinh (CLB bóng đá Hà Nội): Thời ở SLNA nhận lương khoảng 11 triệu đồng/tháng, chuyển đến Hà Nội T&T Công Vinh nhận lương 40 triệu đồng/tháng. Từ mùa 2012, Công Vinh gia nhập CLB bóng đá Hà Nội và được nhận lương cao hơn thời ở Hà NộiT&T (mức cụ thể không được tiết lộ).

+ Dương Hồng Sơn (Hà Nội T&T): Lương 40 triệu đồng/tháng.

+ Phan Văn Tài Em (Navibank Sài Gòn): Lương 50 triệu đồng/tháng.

+ Lê Phước Tứ (Sài Gòn Xuân Thành): Lương 60 triệu đồng/tháng.

+ Nói về mức lương của các cầu thủ ở V-League, trước thông tin về đề nghị các ông bầu chi lương cho cầu thủ ở V-League với mức 30-40 triệu đồng/người/tháng, bầu Đức - ông chủ của HAGL đã bày tỏ: “30 triệu đồng hay 40 triệu đồng/cầu thủ/tháng vẫn là mức lương quá cao. Dù đá bóng là loại hình lao động đặc biệt nhưng mức lương như trên khó có thể chấp nhận. Các đội khác thế nào tôi không biết, với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lương tháng tối đa chỉ 25 triệu đồng” (Theo Tuổi Trẻ).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN