Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Inter Milan vs Como
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Como - COM Como
-
Manchester City vs Everton
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Southampton vs West Ham United
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Tottenham Hotspur
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Newcastle United vs Aston Villa
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Chelsea vs Fulham
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
AFC Bournemouth vs Crystal Palace
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester United
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Liverpool vs Leicester City
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Brighton & Hove Albion vs Brentford
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Arsenal vs Ipswich Town
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-

MU - Chelsea "xem" cúp C1: Mourinho - Conte và thứ bóng đá lỗi thời

Bóng đá phòng ngự từng có thời của nó nhưng MU và Chelsea cùng bị loại khỏi Champions League với thứ bóng đá này.

Video trận đấu giữa MU và Chelsea ở vòng 28 giải Ngoại hạng Anh:

Sự nghiệp huấn luyện của Jose Mourinho đạt tới đỉnh cao vào giai đoạn 2003 – 2012. Trong thời gian đó ông đoạt 3 cúp châu Âu cùng Porto và Inter Milan, vô địch quốc gia ở 4 nước khác nhau mà mình đặt chân đến. Nhưng bây giờ thời của Mourinho và chiến thuật bóng đá của ông đã hết.

MU - Chelsea "xem" cúp C1: Mourinho - Conte và thứ bóng đá lỗi thời - 1

Mourinho muốn MU trừng phạt đối phương bằng phản công, nhưng cơ hội ngày càng ít đi

Mourinho đã luôn đề cao phòng ngự lên đầu và xây dựng đội hình dựa vào lối chơi phản công nhanh để trừng phạt sai lầm của đối thủ. Lối chơi này tất nhiên không được nhìn nhận là một lối chơi đẹp, nhưng hiệu quả của nó là không thể phủ nhận trong giai đoạn sự nghiệp của Mourinho đang đạt đỉnh.

Nhưng bóng đá đã thay đổi và một trong những thay đổi lớn nhất là càng ngày nó càng khiến cho những đội có tư tưởng ngồi chờ phản đòn bị trừng phạt nhiều hơn. Điều này không chỉ là phỏng đoán: UEFA hàng năm công bố các bản báo cáo kỹ thuật về Champions League & Europa League, và những con số dưới đây chứng minh thực tế vừa đề cập.

Vào mùa giải 2005/06, số bàn thắng từ các pha phản công nhanh chiếm tỷ lệ lên tới 40% tổng số bàn thắng được ghi từ các pha bóng sống. Nhưng tỷ lệ này đã ngày một giảm mạnh: 2011/12 tỷ lệ này là 27%, đến mùa 2015/16 đã chỉ còn 17% và mùa trước 2016/17 chỉ là 16%. Các đội ngày càng gặp khó trong việc ghi bàn từ phản công.

Tỷ lệ bàn thắng ghi từ phản công trên tổng số bàn thắng từ bóng sống tại Champions League

(Nguồn: UEFA)

Mùa giải Tỷ lệ bàn thắng từ phản công
2005/06 40%
2011/12 27%
2012/13 26%
2015/16 17%
2016/17 16%

Các đội bóng lớn ngày càng chú trọng vào khả năng chuyển giao từ công sang thủ chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào khâu từ thủ sang công như trước. Các hình thái chiến thuật của Barcelona dưới thời Pep Guardiola (tiki-taka) hay Dortmund của Jurgen Klopp (Gegenpressing) đã mở đường cho các HLV châu Âu học hỏi những phương án để đội của họ chặn đối phương phản công ngay từ bên phần sân nhà.

Không chỉ dùng cả tiền đạo để tham gia áp sát lấy bóng, các HLV này dạy cầu thủ những cách phạm lỗi chiến thuật. Cầu thủ của Pep phạm lỗi rất khéo: thay vì phạm lỗi với cầu thủ có bóng, họ nhắm vào cầu thủ nhận bóng (trước khi bóng được nhận) và cầu thủ chuyền bóng (sau khi đã thực hiện đường chuyền), do đó ít khi bị thẻ vàng. Rất khó để các đội phản công có thể chớp thời cơ hiệu quả.

MU - Chelsea "xem" cúp C1: Mourinho - Conte và thứ bóng đá lỗi thời - 2

Mourinho & Conte đều đang lâm vào lối mòn của bóng đá phòng ngự phản công

Không chỉ có Mourinho, Antonio Conte cũng tỏ ra không mấy thành công ở Champions League với tư duy phòng ngự phản công. Juventus thời Conte áp đảo Serie A nhưng họ không vào được quá tứ kết Cúp C1. Max Allegri thay Conte và Juve đã 2 lần vào chung kết với một lối chơi tấn công bạo dạn hơn.

Mourinho & Conte đã thành công rất nhiều với phương pháp của mình trước đây, nhưng những con số thống kê nói rằng đây là một thời đại mới và những tư duy cũ sẽ không có đất phát triển. Từ năm 2012, Mourinho không được Real Madrid giữ lại, bị Chelsea sa thải giữa mùa bóng, và giờ là khả năng trắng tay ở MU trong mùa giải thứ 2, mùa giải đáng lẽ ông sẽ có thành công theo chu kỳ 3 năm quen thuộc.

Còn Conte vẫn chưa đến gần Champions League, mà mùa này lại có nguy cơ về đích ngoài top 4 cùng Chelsea. Catenaccio nguyên gốc thực tế đã lỗi thời từ lâu (đầu thập niên 1970), và giờ cả những hình thái mới của nó cũng đang bị vùi lấp, khiến Mourinho & Conte đang bị so sánh là những "khủng long thời tiền sử".

Mourinho và tương lai ở MU
Jose Mourinho có nên được ở lại MU sau mùa giải 2017/18?

MU mất mặt ở cúp C1: Mourinho ”nhút nhát” vẫn vòi thêm tiền

MU và Mourinho nhận một kết cục bi thảm nhưng xứng đáng vì thái độ nhút nhát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Manchester United Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN