Mặc áo dài hàng ngày: Nên hay không?

Sự kiện: Áo dài

Nhiều ý kiến cho rằng nên đưa tà áo dài vào đời sống hàng ngày, tuy nhiên cũng có những ý kiến phản đối do sự phức tạp về thời tiết, kinh tế và mức độ tiện dụng.

Mặc áo dài hàng ngày: Nên hay không? - 1

áo dài truyền thống được khuyến khích mặc trong đời sống hàng ngày

Thông tin Lễ hội áo dài lần 3 diễn ra từ ngày 5-19.3.2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh được lan tỏa mang đến sự hào hứng cho đa số người dân. TP.HCM còn khuyến khích người dân thành phố mặc áo dài trong các sinh hoạt đời thường nhằm làm nổi bật nét đẹp và giá trị sử dụng của áo dài.

Đa số các ý kiến đều ủng hộ việc tà áo dài được đưa đến gần hơn với các hoạt động thường ngày, mặc dù vậy, vẫn có những ý kiến cho rằng, việc mặc áo dài cũng gây ra một số khó khăn nhất định.

Nhà thiết kế Lương Minh Sơn

Là một trong những nhà thiết kế gắn liền với những tà áo dài từ cách tân đến cổ điển, anh Lương Minh Sơn cho biết, đây là một tín hiệu đáng mừng cho những người yêu thời trang tại Việt Nam. Theo anh, những tà áo dài luôn là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế, trong đó có bản thân anh.

Tùy thuộc vào tính chất của sự kiện mà người mặc nên lựa chọn về chất liệu, màu sắc và hoa văn phù hợp với người mặc. Với những tà áo dài dạo phố, người mặc nên chủ động chọn những chất liệu mềm mại, thoáng mát, phù hợp với khí hậu và tôn vinh vóc dáng người mặc.

Trái lại, với những tà áo dài dự tiệc, lựa chọn những chất liệu độc đáo, cách đính kết cũng sẽ rất khác biệt, tạo điểm nhấn cho từng trang phục. Mặc dù cho rằng áo dài cách tân sẽ không tôn dáng người như tà áo dài cổ điển nhưng nhà thiết kế này cũng cho rằng áo dài cách tân sẽ phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, tiện lợi và dễ dàng cho mọi cử động của người mặc.

Mặc áo dài hàng ngày: Nên hay không? - 2

Áo dài cách tân hợp với hầu hết mọi vóc dáng, tiện lợi và dễ dàng cho mọi cử động của người mặc

Nhà giáo Huệ Quang

Với cô Huệ Quang, giáo viên khoa văn hóa học – trung âm văn hóa học Lý luận và ứng dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cô hoàn toàn ủng hộ việc áo dài trở thành trang phục thường ngày của phụ nữ.

Theo cô, tà áo dài truyền thống giống như một tuyên ngôn đầy tự hào mà người Việt Nam nói với thế giới mình là ai. Mỗi đất nước đều có một quốc phục riêng, như người Nhật thì có kimono, người Hàn có hanbok còn Việt Nam thì có áo dài. Là một giáo viên, cô cũng chọn cho mình tà áo dài để hàng ngày đến lớp.

Chị Thu Nguyệt (nhân viên văn phòng)

Chị Thu Nguyệt ủng hộ ý kiến này và mong nhìn thấy hình ảnh đẹp của học sinh đến trường mặc áo dài. Theo chị, việc đổ thừa cho khí hậu nóng, mặc áo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe chỉ là cái cớ, vì ngoài việc đi ra ngoài trời nóng, còn lại mọi người bước vào văn phòng, trường học… nơi nào cũng có máy lạnh, quạt máy. “Một hình ảnh đẹp và độc đáo của Việt Nam sao lại không duy trì và phát huy nó?” – chị Thu Nguyệt chia sẻ.

Với thông tin Sở Du lịch TP.HCM đề xuất lấy ngày 8.3 làm ngày áo dài cho thành phố, và vào ngày này, tất cả phụ nữ đi làm, đi học đều mặc áo dài, chị Thu Nguyệt cho biết đây cũng là ý kiến hay, nhưng nếu chỉ có ngày này mới mặc áo dài thì sẽ vô tình xóa dần hình ảnh áo dài truyền thống trong cuộc sống người dân Việt Nam. Chị Nguyệt tán thành ý kiến này nhưng nên có thêm biện pháp bổ sung để giúp duy trì thói quen mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam.

Mặc áo dài hàng ngày: Nên hay không? - 3

Tà áo dài truyền thống được nhiều người ủng hộ khi đưa vào đời sống thường ngày

Anh Nhật Nguyên (nhân viên văn phòng)

Anh Nguyên chia sẻ, với thời tiết như miền Nam hay miền Trung thời điểm này thường nắng nóng mà việc mặc áo dài hơi quá sức. Đa phần người dân không phải chỉ đi xe hơi, hoặc làm việc văn phòng nơi có máy lạnh (nhiều văn phòng vẫn còn ngồi quạt máy), vì vậy, theo anh, 3 năm cấp 3 nữ giới mặc áo dài là hợp lý rồi. Chỉ có những ngành nghề đặc thù thì mới nên mặc áo dài, còn lại thì không khả thi.

“Công việc văn phòng hay công chức thì cần trang phục năng động, thoải mái để ngồi 8 tiếng đồng hồ làm việc. Học sinh có thể áp dụng nhưng không thể nhà nào cũng có ngân sách để thực hiện. Nếu đi chơi thì lại càng không thể ép buộc vì nhiều tầng lớp. Tóm lại là không khả thi. Họa may khuyến khích thì được, nếu không thì đưa ra lệnh giống như đội mũ bảo hiểm, không mặc thì bị phạt tiền thì có thể người dân sẽ thực hiện đồng bộ.” – anh Nguyên chia sẻ ý kiến. 

Lễ hội áo dài lần 3 từ 5-3 đến hết 19-3-2016 với hàng loạt hoạt động khác nhau diễn ra trên địa bàn TP.

Sở du lịch TP.HCM cùng Sở văn hóa – thể thao phối hợp cùng các đơn vị tổ chức thực hiện hành trình “Thành phố áo dài - Thành phố tôi yêu” từ Nhà văn hóa sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử dành cho sinh viên (mặc áo dài, di chuyển bằng xe đạp), kết hợp vận động người dân TP “chung tay vì môi trường du lịch” vào các ngày chủ nhật 6-3,13-3 và 20-3.

Các hoạt động chính của Lễ hội bao gồm:

Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật “Áo dài – vẻ đẹp bất tận” vào lúc 18g30 ngày 08-3 tại sân 4A Nhà văn hóa thanh niên.

Triển lãm ảnh “Áo dài qua từng thời kỳ” tại Bảo tàng mỹ thuật, Bảo tàng áo dài, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đường Đồng Khởi (công viên Chi Lăng), bắt đầu từ ngày 05-3 đến 31-3.

Hội chợ áo dài với các hoạt động triển lãm và trao đổi, mua bán các phụ kiện (giỏ xách, guốc, nón…) và áo dài tại Nhà văn hóa thanh niên, khai mạc ngày 18-3, bế mạc ngày 20-3.

Các hoạt động hưởng ứng Lễ hội áo dài tại Bảo tàng áo dài từ ngày 05-3 đến 31-3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Nguyễn ([Tên nguồn])
Áo dài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN