"Ác mộng" đi giày cao gót trên cát, lưới che miệng cống, đạp chân ga
Hình ảnh Phượng Chanel với đôi giày cao gót bị lún xuống cát khiến nhiều người bật cười vì cô chọn giày không phù hợp bối cảnh.
Phượng Chanel mới xuất hiện tại một đám cưới gần đây.
Mới đây, Phượng Chanel đã tới dự đám cưới của một người bạn. Cô diện trang phục màu trắng với kiểu dáng trễ vai được tạo điểm nhấn bằng thiết kế buộc nơ phía trước. Đi cùng bộ đồ, cô chọn hoa tai Chanel dáng dài cùng kính mắt to bản. Đặc biệt, cô đi đôi giày cao gót màu đen, trắng có chi tiết nơ đồng bộ với trang phục. Tuy nhiên, cũng chính đôi giày cao gót này khiến Phượng Chanel bị cư dân mạng chê thiếu tinh tế khi chọn đồ không phù hợp với bối cảnh. Đám cưới được tổ chức ở biển, địa hình nhiều cát, nhưng Phượng Chanel vẫn đi giày cao gót đến mức gót giày bị lún xuống.
Dễ dàng nhận thấy gót giày của cô lún xuống cát.
Giày cao gót bắt nguồn từ đâu?
Những đôi giày cao gót là phát minh dành cho nam giới.
Ít người biết rằng, những đôi giày cao gót vốn gắn liền với phái đẹp lại là sáng tạo dành cho nam giới. Theo một số nghiên cứu, nguồn gốc của giày cao gót có thể bắt nguồn từ Ba Tư vào thế kỷ 15 khi những người lính đi đôi giày có đế cao, thuận tiện cho việc cưỡi ngựa. Sau đó họ đã mang chúng đến châu Âu. Không chỉ phái nữ yêu thích những đôi giày cao gót mà cả đấng mày râu cũng hưởng ứng xu hướng mới này. Họ đi chúng để khẳng định địa vị của giới thượng lưu, chỉ những người không phải làm việc nhưng vẫn giàu sang mới có quyền đi những đôi giày xa hoa.
Bước sang những năm 90 của thế kỷ 20, những tấm biển quảng cáo với hình các cô gái đi giày cao gót ngày càng phổ biến đã khiến nhiều người nhìn nhận giày cao gót mặc định dành cho phái nữ và đàn ông không còn đi chúng ở thời hiện đại.
Hiện tại, giày cao gót là món đồ dành riêng cho phái đẹp.
Thảm họa từ những đôi giày cao gót
Mặc dù giày cao gót là item mà phái đẹp ai cũng sở hữu ít nhất một đôi nhưng không phải lúc nào đôi giày này cũng phù hợp để đi tới mọi nơi. Nhiều người đã gặp phải tình huống dở khóc dở cười khi gót giày bị kẹt vào rãnh cống, lún vào bãi cỏ, đất mềm. Trường hợp gót giày lún xuống cát như Phượng Channel cũng là một trong số đó.
Hiểu được điều này, một nhãn hàng ở Mỹ đã thiết kế miếng bảo vệ gót giày, giúp chị em tự tin đi qua những nơi có địa hình hiểm hóc. Bên cạnh đó, những đôi giày cao gót còn bị cấm đi tại khu di tích lịch sử ở Hy Lạp. Kể từ năm 2009, du khách tới các di tích này đã bị cấm đi giày cao gót bởi gót nhọn của những đôi giày sẽ tạo áp lực lớn lên mặt đất, hủy hoại các công trình kiến trúc.
Thiết kế của giày cao gót dễ khiến phái đẹp bị mắc gót giày vào rãnh cống.
Nghiêm trọng hơn, giày cao gót còn gây ra hậu quả lớn khi cản trở việc điều khiển phương tiện giao thông. Nhiều người "ngã ngửa" khi biết nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông vào ngày 20/11/2019 giữa xe Mercedes GLC, một xe đạp cùng ba xe máy là vì nữ tài xế đi giày cao gót, đạp nhầm chân ga khiến xe đâm liên hoàn. Trước đó, cũng từng có vụ việc nữ tài xế xe BMW gây ra tai nạn do quai giày cao gót bị vướng, gây khó khăn cho việc đạp phanh. Khoảng trống giữa bàn chân do cấu tạo của giày cao gót có thể khiến bạn mất cảm nhận về không gian dẫn đến đạp trượt phanh.
Ngoài ra, việc đi giày cao gót cũng làm bạn chỉ sử dụng đầu ngón chân để đạp khiến không đủ lực phanh xe trong trường hợp có sự cố. Bên cạnh đó, giày cao gót dễ gây vướng víu, làm giảm phản xạ của người lái xe.
Nghiêm trọng hơn, giày cao gót còn là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn thảm khốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Nữ ca sĩ đã xuất hiện tại buổi tổng duyệt chương trình cho liveshow cá nhân với sắc vóc không thể chê vào...