Thước đo phụ nữ đẹp ở Trung Quốc bị chỉ trích khắc nghiệt, quái dị
Ở Trung Quốc có nhiều quy chuẩn cái đẹp 1-0-2 khiến không ít người ngỡ ngàng.
Đôi chân gót sen dị dạng của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến.
Từ đôi chân gót sen dị dạng thời phong kiến
Một trong những quan điểm về cái đẹp gây tranh nhất ở Trung Quốc đó là tục bó chân. Theo nhiều nguồn sử liệu, “tú túc” (chân đẹp) và “tam thốn kim liên” (gót sen ba tấc) (tương đương 8,6 cm) được lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp. Tục bó chân này đã tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh chân khi nhảy múa cho Hàn Thành Đế khiến vua vô cùng ấn tượng và ra lệnh cho các cung phi khác tuân theo.
Hình ảnh về đôi chân bị bó được thể hiện qua tranh vẽ.
Ban đầu, tục lệ này chỉ duy trì trong giới quy tộc và các cung tần, mỹ nữ sau đó lan rộng ra khắp các tầng lớp khác trong xã hội bởi những cô gái có đôi chân nhỏ mới dễ lấy chồng và được coi là đẹp. Ngoài quan niệm trên, người ta còn tin rằng bó chân là giải pháp củng cố đức hạnh của người phụ nữ. Họ khó có thể rời khỏi nhà với đôi chân bé xíu và không thể có quan hệ bất chính với người đàn ông khác. Mãi những năm 1920, tập tục này mới dần được xóa bỏ. Cho đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tục bó chân bị nghiêm cấm và chấm dứt.
Những bé gái từ 2 đến 5 tuổi đã phải chịu nỗi đau bó chân.
Những bé gái từ 2 đến 5 tuổi đã bắt đầu phải bó chân, trước khi khung xương chân phát triển. Đôi chân sẽ được ngâm trong thảo dược và máu động vật. Móng chân bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn móng mọc dài và nhiễm trùng. Từng bàn chân bị bẻ gãy và cuộn lại trong những dải băng được ngâm trong thảo dược và máu tương tự. Băng vải sẽ được tháo ra để rửa và xoa bóp nhưng sau mỗi lần, chân sẽ bị bó chặt hơn. Thậm chí có người còn bị rạch lòng bàn chân để bó được chặt nhất. Nếu cô gái nào cố tình tháo bỏ những rải băng sẽ bị đánh đập.
Đôi chân nhỏ là chuẩn mực của cái đẹp xưa tại Trung Quốc.
... đến thước đo kì lạ thời hiện đại
Đến thời hiện đại, ở Trung Quốc tiếp tục lan truyền nhiều thước đo cái đẹp mới. Vóc dáng mảnh mai của người phụ nữ được đo bằng rãnh xương quai xanh có thể nuôi được cá hay giữ những đồng tiên xu mà không bị rơi. Thậm chí một công viên nước ở Trùng Khánh còn tổ chức cuộc thi dựa vào trào lưu này. Chỉ cần người phụ nữ có thể giữ được cá trong xương quai xanh họ sẽ được vào cửa miễn phí.
Người phụ nữ nuôi cá trong trong xương quai xanh để chứng tỏ vóc dáng mảnh khảnh.
Vòng eo thon thả thì được đo bằng tờ giấy A4 (chiều ngang 21 cm, chiều dọc 29,7 cm). Khi bạn cầm dọc tờ giấy mà không lộ eo ra ngoài chứng tỏ bạn có vòng hai gọn gàng. Ngoài ra để đo eo, các cô gái Trung Quốc còn vòng tay chạm rốn. Nếu vòng tay ra sau lưng, qua eo mà ngón tay chạm được tới rốn thì vòng hai của bạn đã được kiểm chứng đạt chuẩn.
Trào lưu đo eo bằng giấy A4 để chứng tỏ eo thon dáng chuẩn.
Vòng tay chạm rốn cũng là một trong những thước đo eo thon của phụ nữ.
Không chỉ vậy, các cô gái Trung Quốc còn đo cổ tay bằng đồng 1 hào có đường kính chỉ khoảng 19 mm. Bên cạnh đó, thách thức "cổ tay 100 nhân dân tệ" cũng từng làm mưa làm gió trong giới trẻ. Với đầu gối, người ta đo bằng một chiếc iPhone 6 với chiều dài chưa đến 14 cm. Nếu chiếc điện thoại che hết hai đầu gối thì chứng tỏ bạn có đôi chân thanh mảnh. Nhiều ý kiến cho rằng đây là những thước đo chuẩn mực về cái đẹp phi thực tế, ảnh hưởng đến nhận thức của con người, khiến phụ nữ tư ti về chính mình.
Trào lưu đo cổ tay bằng đồng 10 tệ.
Đo cổ chân bằng điện thoại để chứng tỏ mình mảnh mai.
Thanh Hằng và Thanh Nga thường xuyên trang điểm kiểu tone sur tone theo concept song sinh như hai giọt nước.