Son môi cũng thành "sát thủ"
Thời gian dài sử dụng son môi có thể dẫn đến nhiễm độc chì mãn tính làm hại đôi môi.
1. Dễ bị dị ứng
Thành phần chủ yếu của son môi là lanolin, sáp và thuốc nhuộm. Do thành phần lanolin phức tạp nên dễ dẫn các đến phản ứng nhạy cảm như môi bị khô nứt nẻ, có khi còn cảm thấy ngứa hoặc đau nhẹ ở môi.
2. Chứa chất gây ung thư
Hầu hết son môi đều sử dụng thuốc nhuộm nhựa than đá, chất có nguy cơ gây ung thư. Sau khi thoa son lên môi, các động tác như nói chuyện, uống nước, ăn cơm, sẽ khó tránh khỏi việc vô ý liếm phải son môi.
Hơn nữa, chất bảo quản, chất chống oxy hóa BHA có trong son môi đã được chứng minh là chất gây ung thư. Như chất bảo quản (paraben) có thể gây ung thư vú.
Ngoài ra, màu sắc nhân tạo của son môi, khi tiếp xúc với bức xạ cực tím, có thể sẽ chuyển hóa về nguyên bản gốc, dẫn đến bệnh ung thư.
Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi cao (Ảnh minh họa)
3. Dễ hấp thụ vi khuẩn
Lanolin trong son môi có tính hấp thụ tương đối mạnh, có thể "hấp thụ" bụi, vi khuẩn, virus, một số kim loại nặng dính lên môi. Khi uống nước, khi ăn, có thể các chất dính vào son trên môi sẽ theo thức ăn vào cơ thể, gây nguy hại đến sức khỏe.
4. Dễ bị trúng độc chì mãn tính
Theo các tài liệu nước ngoài, trong số các bạn nữ mắc bệnh ung thư, có tới 18,2% bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng son môi thường xuyên. Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi khá cao, thời gian dài hấp thụ các chất này vào cơ thể, sợ rằng cơ thể sẽ bị trúng độc chì mãn tính, kéo theo thiếu máu, đau bụng, suy thận cấp, và các vấn đề về bệnh lý thần kinh.
Khi sử dụng, bạn nên chú ý, khi phát hiện thấy dấu hiệu dị thường sau khi thoa son môi, bạn nên kịp thời rửa sạch môi và ngừng đánh loại son đang sử dụng.