Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý

Sự kiện: Làm răng thẩm mỹ

Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp sử dụng các khí cụ để sắp xếp lại hàm răng mọc lệch, móm hay thưa… mang lại cho bạn nụ cười và vẻ đẹp hoàn hảo. Độ tuổi, thời gian và những lưu ý khi niềng răng sẽ được cập nhật chi tiết tại bài viết dưới đây.

Ưu và nhược điểm của các loại niềng răng thẩm mỹ

- Niềng răng kim loại: Đây là hình thức niềng răng ra đời sớm nhất va được nhiều người sử dụng. Mắc cài kim loại có thể là màu vàng hay bạc tùy theo nhu cầu người sử dụng. Và khung kim loại chịu được các tác động tương tác hàng ngày. 

Ưu điểm: Chi phí rẻ nhất trong các loại niềng răng. Độ bền, sức chịu lực siết cao, thời gian chỉnh nha nhanh chóng nhờ lực kéo ổn định. Dây cài có nhiều màu sắc phù hợp với trẻ em. 

Nhược điểm: Tính thẩm mỹ thấp, tránh thức ăn dẻo hay cứng. Giảm thiểu cảm giác cảm nhận mùi vị thức ăn, tình trạng tiết nước bọt nhiều hơn trong thời gian đầu mới đeo.  

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 1

- Niềng răng sứ làm bằng hợp kim gốm cùng nhiều loại chất liệu vô cơ khác. Loại niềng răng này mang lại tính thẩm mỹ cao. 

Ưu điểm: Có màu sắc tương đồng với màu răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ và khó bị phát hiện. Dây thun có độ đàn hồi giúp thời gian chỉnh nha đạt hiệu quả cao. 

Nhược điểm: Chi phí cao, độ rắn chắc thấp hơn mắc cài kim loại nên tỷ lệ bật bung vỡ cao hơn. Lực kéo kém hơn cũng như chốt niềng răng to hơn mang lại cảm giác không thoải mái. Nếu vệ sinh không đúng cách chân đế răng bị nhiễm màu. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 2

- Niềng răng trong suốt: là một trong các phương pháp niềng răng hiện đại nhất bây giờ thay cho các mắc cài truyền thống người ta sử dụng hệ thống khay niềng bằng nhựa điều chỉnh răng chất lượng cao.

Ưu điểm: Mang tính thẩm mỹ cao, hiệu quả chỉnh răng cao có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng và không gây đau đớn và khó chịu 

Nhược điểm: Chi phí rất cao tùy theo việc chọn lựa loại khay niềng. Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật  công nghệ cao. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 3

- Niềng răng mắc cài tự buộc: Là phương pháp niềng răng khá mới, với đặc điểm là sử dụng phần mắc cài có hệ thống nắp trượt hoặc cánh kim loại để đậy và cố định phần dây của mắc cài, sau đó dây se di chuyển tự do trong phần rãnh mắc cài. Với phương pháp này, sẽ giúp giảm bớt lực ma sát với răng, thời gian chỉnh nha sẽ được giảm xuống.

Ưu điểm: Giảm thiểu được thời gian đeo niềng răng. Giảm được độ ma sát giúp bác sĩ điều chỉnh kiểm soát được lực cố định hàm tốt hơn, lực nhẹ hơn dây ít bị biến dạng. Không mất nhiều thời gian để đến bác sĩ điều chỉnh lại dây cung. 

Nhược điểm: Chi phí cao, độ dày của các mắc cài khá lớn. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 4

- Niềng răng mắc cài mặt lưỡi: mang tính thẩm mỹ cao vì mắc cài được gắn mặt trong của răng hoàn toàn không thể nhìn thấy. Loại niềng răng đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao mới dễ dàng thực hiện. 

Ưu điểm: Mang lại tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm: Chi phí cao, vệ sinh ăn uống khó khăn hơn. Thời gian niềng kéo dài hơn. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 5

Khi nào bạn nên niềng răng? 

Niềng răng thẩm mỹ là một trong những giải pháp giúp cải thiện nhan sắc bạn có hàm răng đều nụ cười tươi cũng như cải thiện được các tình trạng: 

- Răng hô, móm, vẩu do răng từ đơn giản đến phức tạp.

- Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, bị sai lệch khớp cắn.

- Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn hay xa cách nhau.

- Chỉnh hình các răng khểnh mọc lệch khỏi răng hàm.

ĐỘ TUỔI PHÙ HỢP NHẤT ĐỂ NIỀNG RĂNG

Niềng răng giúp bạn nâng tầm nhan sắc có nụ cười đẹp giúp tự tin hơn trong gia tiếp. Dưới đây là những độ tuổi phù hợp để niềng răng các bạn có thể tham khảo như: 

Trẻ em từ 6-11 tuổi

Trong giai đoạn trẻ thay răng sữa sang răng vĩnh viễn thì những thói quen xấu của trẻ như đẩy lưỡi, mút môi, mút ngon tay… là nguyên nhân khiến răng mọc lệch phát triển không cân đối.

Trong giai đoạn độ tuổi này các bác sĩ sẽ khuyên đeo hàm trainer bằng cao su mềm vào buổi tối giúp cân bằng lực của lưỡi má kết hợp chỉnh xương hàm răng. 

Đeo chỉnh nha ở độ tuổi này lớn lên trẻ sẽ có hàm răng thẳng đẹp, hơn nữa răng sẽ mọc cân đối và hình thành các thói quen tốt cho trẻ. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 6

Trẻ em từ 12 đến 16 tuổi

Đây được coi là độ tuổi tốt nhất chỉnh nha trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Ở độ tuổi này các mô xương hàm còn đang phát triển và chưa cố định. Bên cạnh đó việc điều chỉnh đưa ra của hàm , răng móm hay vẩu mọc chen khá dễ dàng mà không phải nhổ răng. Hơn nữa việc tác động lực diễn ra nhanh chóng khiến răng dịch chuyển nhanh và mang lại tính thẩm mỹ cao. 

Khi chỉnh nha phù hợp với độ tuổi trẻ sẽ giữ được kết quả chỉnh mà không cần đeo hàm duy trì đến khi trưởng thành. Để theo dõi chắc chắn sự phát triển về răng hay hàm của trẻ thì phải đeo niềng răng trong suốt khoảng thời gian từ 2-4 năm. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 7

Người lớn từ 17 - 35 tuổi có niềng răng được không?

Khác ở độ tuổi trẻ em thì người lớn từ 17 đến 35 tuổi không còn sự tăng trưởng và phát triển nhiều nữa. Nên vì vậy thời gian đeo  niềng sẽ ngắn hơn so với độ tuổi trẻ em. Thông thường từ 18 tháng với những trường hợp không nhổ răng hoặc 24 tháng với trường hợp nhổ răng. 

Do độ tuổi này xương đã phát triển hoàn thiện nên hiệu quả niềng răng sẽ không hoàn hảo như tuổi thành niên. Tuy nhiên dưới sự phát triển của công nghệ y khoa thì vấn đề tuổi tác không còn quan trọng, có khá nhiều phương pháp niềng răng khắc phục nhược điểm ở các lứa tuổi. 

ĐỘ TUỔI NÀO THÌ KHÔNG  NIỀNG RĂNG ĐƯỢC NỮA?

Có rất nhiều người lớn tuổi muốn làm niềng răng thẩm mỹ đều thắc mắc trên 40 tuổi có thể làm niềng răng được nữa không? 

Theo nhiều nha khoa trong nước và quốc tế đều cho rằng dưới sự phát triển của công nghệ y khoa thì không hoàn toàn giới hạn độ tuổi niềng răng mà chỉ cần xương tốt và đủ điều kiện sức khỏe thì đề có thể thực hiện được. Với bệnh nhân cao tuổi thì cần thăm khám cẩn thiện và bác sĩ phải có chuyên môn kinh nghiệm cao để thực hiện và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất. 

Thời gian niềng răng mất bao lâu? 

Thời gian niềng răng thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, phương pháp niềng răng… sẽ có khoảng thời gian cụ thể với từng người. Thông thường thời gian sẽ từ 1-3 năm và được bác sĩ chỉ định sau khi kiểm tra thăm khám. 

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 8

Niềng răng có đau không? 

Đây là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc, khi bạn đã niềng răng, rất có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong miệng và răng của bạn trong khoảng 3 – 5 ngày. Các cơn đau sẽ giảm dần nếu bạn vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ. 

Trong trường hợp bạn thấy đau khó ngủ ảnh hưởng đến sinh hoạt bạn có thể liên hệ bác sĩ xin thuốc giảm đau tạm thời. Trong 1-2 tuần đầu môi mã hay lưỡi sẽ khó chịu nhưng bạn sẽ sẽ quen dần với các bề mặt răng. 

Quy trình niềng răng 

 Bước 1: Khám lâm sàng và chụp hình

Khi thăm khám bác sĩ sẽ chụp hình hàm răng rồi đưa vào máy phân tích tình trạng lệch lạc của răng ra sau rồi đưa ra tư vấn phác đồ niềng răng cũng như dự đoán kết quả sau khi kết thúc quá trình. 

• Bước 2: Tư vấn lựa chọn phương pháp niềng răng

Dựa vào nhu cầu và ngân sách của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn chuyên sâu về ưu nhược điểm các phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. 

• Bước 3: Làm sạch răng

Khi bạn đã lựa chọn được cho mình một phương pháp niềng răng bác sĩ sẽ cạo vôi răng làm sạch các chất tồn đọng trong miệng tránh các bệnh nha khoa sau này như sâu răng hay vỡ răng…

• Bước 4: Lắp mắc cài

Đến bước này bác sĩ sẽ gắp loại mắc cài bạn đã chọn gắn vào răng. Sau khi gắn mắc cài bạn cần thăm khám định kỳ theo lịch bác sĩ đưa ra. Mỗi lần tái khám nha sĩ sẽ chụp hình răng và theo dõi hiệu quả quá trình niềng răng. 

• Bước 5: Tháo mắc cài

Sau khi đã kết thúc phác đồ, bác sĩ sẽ giúp bạn tháo niềng răng và theo dõi sức khỏe răng miệng cho bạn. Bạn cũng cần chăm sóc răng miệng thật kỹ ở giai đoạn này.

Niềng răng độ tuổi nào nên làm, thời gian niềng và những lưu ý - 9

Những lưu ý sau niềng răng

- Khi đeo các khí cụ niềng răng bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt bên cạnh đó các cha mẹ cần hướng dẫn kỹ để không gây sứt mẹ làm tổn thương mô hay nướu. 

- Khi niềng răng nên sử dụng bàn chải chuyên dụng, lợi lông mềm mịn đồng thời chải răng đúng cách để lấy sạch hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa.

- Không ăn thức ăn quá dẻo hay quá cứng. 

- Hạn chế thức ăn ngọt và thực phẩm giàu tinh bột

- Tập bỏ thói quen xấu như cắn tay, mút tay, thở bằng miệng, lấy lưỡi đẩy răng.

Những ai đang niềng răng chớ dại đụng vào những món này

Khi bạn phải đeo niềng răng với mục tiêu có hàm răng thẳng đều và đẹp, bạn nhất thiết phải tránh các thức ăn có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phượng Bùi ([Tên nguồn])
Làm răng thẩm mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN