Những cú lừa ngoạn mục của mỹ phẩm hàng hiệu
Chúng ta thường xuyên bị các công ty mỹ phẩm cho "ăn dưa bở"!
Mỹ phẩm không phải là một đặc quyền của phụ nữ tuy nhiên chị em lại là những người quyết định ngành công nghiệp chế tạo mỹ phẩm có thể phát triển tới nhường nào.
Mỹ phẩm, đồ dưỡng da không chỉ mua chuộc sự yêu thích của khách hàng bằng công dụng mà nó còn theo nhiều con đường khác. Chẳng hạn như mẫu mã, bao bì được thiết kế sáng tạo, đẹp mắt hoặc mùi thơm, thậm chí là cả những lời quảng cáo thần kỳ về tác dụng của nó trên vỏ hộp của sản phẩm đếu khiến chị em chết mê chết mệt và không ngại ngần rút hầu bao để mua sắm.
Thế nhưng thật ra thì đằng sau những lời đường mật của các công ty hóa mỹ phẩm là vô số sự thật đen tối mà chắc chắn nhiều người chưa hề biết tới.
Mỹ phẩm có thực sự tốt như quảng cáo?
Bạn trả tiền cho thương hiệu chứ không phải sản phẩm
Từng có một câu ngạn ngữ với đại ý là “Đừng đánh giá cuốn sách thông qua bìa của nó”. Câu nói này thực tế rất đúng khi bạn chọn lựa mỹ phẩm. Vỏ của một chai dưỡng da hay một thỏi son có đẹp tới nhường nào hay thú vị tới bao nhiêu cũng không hề quyết định chất lượng thật của nó.
Trên thực tế, phụ nữ thường hay bị ám ảnh bởi phần vỏ hay còn gọi là “ngoại hình” của mỹ phẩm. Chẳng hạn như một số loại kem dưỡng dạng lỏng dù được đựng bằng lọ thủy tinh hay tuýp nhựa đều không khác biệt. Tuy nhiên nhiều người thì lại thấy rằng chai lọ thủy tinh sẽ khiến họ cảm thấy an tâm hơn và nghĩ rằng sản phẩm trông “xịn” hơn. Tất nhiên là lọ thủy tinh thì đắt hơn lọ nhựa. Vì thế vô hình chung chính khách hàng lại tạo điều kiện cho nhà sản xuất kiếm chác thêm được kha khá nhờ tiền bao bì.
Sẽ thật buồn nếu bạn biết rằng thứ nước hoa thơm lừng có giá vài triệu đồng thực tế chỉ đáng vài trăm nghìn.
Người ta từng định giá từng thành phần của nước hoa như hương liệu, tinh dầu, cồn, vỏ…. để khẳng định rằng kể cả những thương hiệu nước hoa đình đám cũng không nằm ngoài điều này. Các hãng tập trung tiền vào khoản quảng cáo để nâng giá trị sản phẩm trong mắt người mua hàng. Trong khi đó, cái họ nhận được đôi khi không xứng đáng với giá tiền bỏ ra.
Đôi khi chúng ta thường bị “tự kỷ ám thị” rằng cứ bôi kem đắt tiền là da sẽ đẹp hơn hoặc thoa son “xịn” thì màu sẽ tươi hơn.
Khi chúng ta nhận lại được khá nhiều....
…. Và có thể nó toàn là những thứ xấu xí!
Một vài công ty mỹ phẩm đã giấu biến đi vài thành phần có hại thay vì đề nó trên bao bì. Hoặc một số thành phần có hại cũng không được cảnh báo hoặc hướng dẫn. Chẳng hạn như sản phẩm có chứa cồn, do đó tránh dây vào mắt…
Đặc biệt trong một vài sản phẩm có ghi chứa nước để dưỡng ẩm. Theo Alcide thì nếu sản phẩm chứa nước thì ắt nó phải có chất bảo quản nếu không thì vi khuẩn sẽ hình thành trong môi trường ẩm và phá hủy sản phẩm. Các loại chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên thì giá rất đắt. Vì thế nên nhà sản xuất đành thay thế bằng các chất có gốc paraben để bảo quản. Mà họ hàng nhà paraben tuy rẻ tiền song chẳng tốt đẹp gì. Chúng có thể gây nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư cho người sử dụng.
Biết đọc hóa chất trên mỹ phẩm là một kỹ năng cần thiết của người sử dụng. Chẳng hạn như một sản phẩm mang mác thiên nhiên thì thay vì có paraben thì nên có mật ong, lô hội hay một vài loại dầu – đây là những chất kháng khuẩn tự nhiên lành tính, không gây hại cho da.
Họ luôn cố gắng trấn an chúng ta
Bạn phải đối diện với một thực tế rằng các công ty mỹ phẩm luôn tìm cách nói giảm nói tránh để khiến khách hàng đỡ sợ. Bởi vậy, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên biết đọc nhãn để trở thành người tiêu dùng thực sự thông thái.
Ví dụ thế này, bạn sẽ rất khiếp và chắc chắn sẽ tẩy chay thứ mỹ phẩm có chứa informaldehyde (một chất ngâm tẩm ướp xác, có khả năng gây ung thư cao). Tuy nhiên lại không để ý hoặc không biết nó đội lốt dưới một cái tên khác nghe có vẻ ít thông dụng hơn “methanol”.
Hoặc như mineral oil – dịch ra sát nghĩa là dầu khoáng có trong rất nhiều các loại kem dưỡng, dầu tẩy trang, dầu dưỡng trẻ em… thì cũng không an toàn chút nào vì thực tế nó là chiết xuất của dầu mỏ, có khả năng gây bít lỗ chân lông, sinh mụn, gây viêm nhiễm và làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản…. Tuy vậy, trên bao bì chắc chắn khi nghe thấy chữ mineral oil thì bạn hẳn sẽ yên tâm hơn Petrolatum, dầu hỏa hay dầu mỏ phải không nảo?
Vô số sản phẩm có hại mà bạn không hề cảnh giác
Hình thức và nội dung chưa chắc đã giống nhau
Trên thực tế những người làm nhiệm vụ bán và giới thiệu sản phẩm cùng những người hoạt động trong phòng thí nghiệm thường không quan hệ quá mật thiết với nhau.
Theo tiến sĩ Fey, những gì bạn đọc trên vỏ sản phẩm như “thanh tẩy độc tố”, “ thải độc”, “dưỡng ẩm sâu”, “tái tạo cấu trúc da”, “hàn gắn lõi tóc chẻ ngọn”…. đều là sản phẩm của bộ phận marketing. Họ muốn và nghĩ rằng những mỹ từ đó đủ sức lôi kéo khách hàng. Nhưng thực ra có thể sản phẩm chẳng có được công hiệu thần kỳ như thế.
Để tránh việc “ăn dưa bở” bạn hãy nán lại một chút để đọc thành phần trên vỏ hộp. Thứ tự các chất được ghi ở mục thành phần tương ứng với tỉ lệ của chúng trong thứ mỹ phẩm bạn dùng. Chẳng hạn như nước nằm ngay ở đầu và chiết xuất nho nằm ở cuối mục thành phần thì có nghĩa rằng nước chiếm tỉ lệ nhiều nhất và chiết xuất nho chống lão hóa có tỉ lệ ít nhất trong hộp kem dưỡng.
Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết công dụng của các chất thay vì chỉ biết tên. Vì như thế, bạn sẽ biết thứ mỹ phẩm đó THỰC SỰ có công hiệu gì và đáng tiền hay không.
Cụ thể, nếu bạn đang bị mụn thì nên tránh các sản phẩm chứa paraben vì chúng có thể gây tổn thương, làm da yếu đi, gây đổ dầu.. . Thay vì đó, hãy chọn sản phẩm chứa salicylic acid (giết vi khuẩn gây mụn), chiết xuất cam thảo licorice, trà tea tree (kháng viêm), chiết xuất cam quýt, alpha hydroxyl ( thanh lọc da), chiết xuất cây xô thơm ( giúp điều tiết hormone trong cơ thể), mật ong, lô hội, long não (kháng khuẩn)….
Nên biết đọc thành phần
Hãy cẩn thận với những thứ cùng mẹ khác tên
Thông thường các công ty mỹ phẩm thường tung ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như mỹ phẩm hàng trung cấp hay cao cấp… Tuy nhiên đôi khi một vài khách hàng khó tính đã đối chiếu thành phần và phát hiện những thứ khác dòng đó lại có thành phần… giống hệt nhau hoặc khác nhau một tí ti không đáng kế. Ấy thế nhưng giá tiền của chúng lại chênh nhau một trời một vực.
Thực tế thì không hẳn vậy. Theo tiến sĩ Don Frey, người từng cộng tác với nhiều hãng mỹ phẩm lớn….đã chia sẻ thế này:"Nếu bạn đang sử dụng La...(mỹ phẩm cao cấp) thì hãy mua L’O... (hàng trung cấp cùng tập đoàn mỹ phẩm với La...). Chất lượng của nó tôi nghĩ cũng rất giống với La... Phần vỏ thực tế rất đắt nên bạn cần hiểu rõ mình đang phải trả tiền cho thứ gì”.
Hãy cẩn thận với những thứ cùng mẹ khác tên