6 vị trí bị mụn tiết lộ điều gì ở cơ thể bạn

Các vị trí thường bị mụn tiết lộ điều gì xảy ra trong cơ thể bạn.

6 vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì về cơ thể bạn

Các vị trí thường dễ bị mụn

1. Mụn trên cằm, hàm hoặc cổ

Thủ phạm: Rối loạn nội tiết trong kỳ kinh nguyệt.

Một số hormone như testosterone thay đổi trong suốt chu kỳ của bạn khiến cho các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn. Dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và dẫn đến hiện tượng nổi mụn.

Biện pháp đối phó:

Bạn cần lên kế hoạch và chuẩn bị điều trị một tuần trước khi tới giai đoạn kinh nguyệt.

Những loại kem đặc trị mụn chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic có thể dùng để bôi lên vùng da ở cằm, hàm, cổ..., ở những nơi sưng, mẩn do mụn. Bạn có thể bôi lên toàn mặt các loại kem dưỡng có chứa hai chất này để phòng ngừa mụn bởi chúng ta thường không biết đích xác nơi sẽ bị mụn.

Nếu việc rối loạn nội tiết khiến tình trạng mụn của bạn trầm trọng thì tốt nhất bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên về da liễu để bác sĩ thăm khám và kê toa. Với tình trạng mụn này, bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc điều hòa lại nội tiết, giúp cung cấp hormone để ngăn chặn sự gia tăng bã nhờn bất thường - là nguyên nhân gây ra mụn. 

2. Mụn trên mũi và trán 

Thủ phạm: Căng thẳng

Tiến sĩ da liễu Zeichner cho biết sự căng thẳng (stress) thường là nguyên nhân gây nên mụn ở mũi, trán (Vùng chữ T). 

Khi cơ thể của bạn bị mệt và gặp nhiều áp lực, lo lắng, nó sẽ giải phóng ra adrenaline làm tăng năng suất của tuyến dầu và gây ra mụn vùng chữ T. 

Biện pháp đối phó: 

Trước khi bắt đầu một quá trình làm việc, học tập vất vả, bạn nên thoa các loại kem, dung dịch có khả năng kiềm dầu lên mặt và hạn chế các chất cay, nóng, đồ chiên xào....

6 vi tri mun noi len dieu gi

Chăm sóc mụn cần khoa học và nhẹ tay

3. Nổi mụn quanh ranh giới giữa trán và tóc

Thủ phạm: Đầu bẩn, dư thừa sản phẩm dưỡng trên tóc

Tóc bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng mụn. Các chất chăm sóc, tạo kiểu tóc có chứa nhiều silicon sẽ khiến lỗ chân của bạn bị bít lại, gây mụn, viêm da. 

Biện pháp đối phó: 

Tránh bôi sản phẩm chăm sóc vào phần tóc gần mặt bạn. Cần chắc chắn rằng bạn luôn rửa tay sau khi sử dụng các sản phẩm tóc. 

Đặc biệt khi ngủ là lúc tóc dễ tiếp xúc với da mặt nhất. Bạn cần buộc gọn hoặc cuốn tóc lại trong một mũ chụp đầu để hạn chế việc tóc chà xát vào mặt gây kích ứng. 

4. Mụn nhọt trên má

Thủ phạm: Điện thoại hoặc tay bẩn

Bất cứ thứ gì chạm vào khuôn mặt của bạn trong một thời gian nhất định đều có thể khiến lỗ chân lông bị tắc bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào làn da của bạn, bác sĩ Zeichner cho biết. 

Đôi khi trong quá trình buôn chuyện với bạn bè, bạn vô thức áp má vào chiếc điện thoại hoặc thỉnh thoảng vì ngứa ngáy, bạn chạm tay lên khuôn mặt... Tất cả những hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng kỳ thực, nó lại có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở da. 

Biện pháp đối phó: 

Bạn nên làm sạch điện thoại của bạn hàng ngày với dung dịch làm sạch chuyên dụng có khả năng kháng khuẩn. 

Ngoài ra, một lưu ý sống còn khác, đó là đừng táy máy tay lên mặt!

5. Xung quanh miệng của bạn nổi mụn


Thủ phạm: Do chế độ ăn uống

Nạp quá nhiều đồ ăn chứa nhiều axit như chanh, giấm (dấm) có thể gây kích ứng da của bạn và gây viêm. 

Ngoài ra mỡ trong các thức ăn chiên (như khoai tây chiên, ngô chiên, bánh rán...) cũng gây nên hiện tượng tiết dầu trên da mặt, gây bít lỗ chân lông và mụn. 

Biện pháp đối phó: 

Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều axit. 

6. Mụn trên ngực của bạn

Thủ phạm: Chiếc áo ngực mặc khi tập luyện hoặc áo bó chẽn

Vải bông cotton thấm mồ hôi nhưng không dễ thoát mồ hôi. Trong khi đó vì vi khuẩn gây mụn lại phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt. Mặc quần áo cotton đến phòng tập thể dục có thể biến làn da đầy mụn nhọt. 

Biện pháp đối phó: 

Khi tập thể thao nên chọn trang phục làm từ vải có khả năng thấm hút nhưng phải thông thoáng để không đọng mồ hôi khiến nó tiếp xúc ngược lại với da, gây nên mụn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Những bật mí bất ngờ về làm đẹp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN