Thị trường bất động sản: Giao dịch thấp nhất trong 4 năm qua, nhà ở bình dân vẫn “hot”

Tại Báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý I/2020 của Bộ Xây dựng, cho thấy thị trường bất động sản năm 2020 suy giảm cả giao dịch và nguồn cung.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ngừng hoạt động

Ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô, ách tắc việc cấp phép mới, tín dụng bất động sản bị siết chặt và sự suy giảm của các ngành dịch vụ.

Trong quý I/2020, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ngừng hoạt động, không có nguồn thu

Trong quý I/2020, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ngừng hoạt động, không có nguồn thu

Theo ông Ninh, quý I/2020 ghi nhận lượng sản phẩm giao dịch thành công thấp nhất trong vòng 4 năm qua, chỉ đạt 40% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, có 13.042 giao dịch bất động sản thành công, riêng tại Hà Nội có 1.167 giao dịch thành công (bằng 38% quý IV/2019), tại TP.HCM có 2.816 giao dịch thành công (bằng 55% quý IV/2019).

Bên cạnh đó, dưới tác động của COVID – 19, tính đến thời điểm tháng 4/2020, các bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đều ngừng hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.

Lượng giao dịch sụt giảm, tuy nhiên theo ông Nguyễn Trọng Ninh, giá bán nhà ở trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019.

Theo đó, tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019. Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư cũng ghi nhận mức tăng 3,5%, nhà ở riêng lẻ tăng 8,36% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tại thị trường bất động sản công nghiệp và văn phòng cho thuê vẫn không ghi nhận sự điều chỉnh giá nhiều.

Về nguồn cung căn hộ, Bộ Xây dựng cũng đánh giá xu hướng nguồn cung nhà ở giảm so với quý trước và cùng kỳ 2019. Trong đó, quý vừa rồi có tổng 71 dự án với 25.734 căn hộ được Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Riêng tại Hà Nội có 15 dự án, với tổng số 9.414 căn nhà; trong đó có 8.878 căn hộ chung cư (bằng 420% cùng kỳ 2019; bằng 197% quý IV/2019); 536 căn nhà thấp tầng (bằng 83% cùng kỳ 2019; bằng 99% quý IV/2019).

Tại TP.HCM có 10 dự án, với tổng số 2.816 căn nhà; trong đó có 2.736 căn hộ chung cư (bằng 81% cùng kỳ 2019; bằng 58% quý IV/2019); 80 căn nhà thấp tầng (bằng 33% cùng kỳ 2019; bằng 18% quý IV/2019).

Về dự án du lịch nghỉ dưỡng có 5 dự án với 4.512 căn hộ du lịch và 476 biệt thự du lịch được cấp phép; 48 dự án với 18.549 căn hộ du lịch và 3.359 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết thêm, một số doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tiếp tục triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các dự án đang dở dang và triển khai các dự án được cấp phép mới.

"Tuy nhiên, tiến độ và khối lượng công việc thực hiện bị ảnh hưởng lớn do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, giãn cách xã hội. Trong dài hạn, thì nguồn cung về nhà ở có xu hướng suy giảm” – ông Nguyễn Trọng Ninh nhận định.

Bất cập với nhà ở xã hội, nhà ở bình dân

Cũng theo Bộ Xây dựng, cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TPHCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

Thị trường luôn thiếu sản phẩm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội

Thị trường luôn thiếu sản phẩm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội

Trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình bất động sản mới (condotel, officetel…) chưa đầy đủ tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.

Các quy định của pháp luật về đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu.

Việc phối hợp giữa các bộ, ngành đôi khi còn chưa chặt chẽ, có chính sách chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Không ít các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội; chưa tích cực xây dựng cơ chế ưu đãi thêm để phát triển nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền để thu hút các doanh nghiệp tham gia; chưa tích cực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách địa phương.

Vì không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công (221 dự án), trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại.

Do đó, theo Bộ Xây dựng số lượng nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây rất hạn chế…

Nguồn: [Link nguồn]

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản ảnh hưởng dịch COVID-19?

Giải pháp, kịch bản cho thị trường bất động sản 2020, các chuyên gia cho rằng vẫn còn khó định đoán khi ảnh hưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN