Thị trường bất động sản đã chạm đáy?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

"Quý 2 vừa qua theo tôi là giai đoạn đáy của thị trường bất động sản. Lượng giao dịch trên toàn thị trường trong quý chưa cải thiện, do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và tâm lý chờ đợi của người mua nhà vào giá bất động sản”...

Mới đây, tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2023 do Batdongsan.com.vn tổ chức, nhận định về thị trường, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cho biết: "Quý 2 vừa qua theo tôi là giai đoạn đáy của thị trường bất động sản".

Ông Quốc Anh chia sẻ, thị trường bất động sản 2023 trải qua nửa đầu năm với khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục. Giao dịch suy giảm, nhu cầu mua tiếp tục rơi vào thấp điểm, tâm lý đầu tư yếu, thanh khoản chung chưa có dấu hiệu phục hồi.

Hàng loạt nhà đất trong tình trạng "bất động" dù giảm giá hàng tỷ đồng

Hàng loạt nhà đất trong tình trạng "bất động" dù giảm giá hàng tỷ đồng

Mặc dù Chính phủ đã có những động thái quyết liệt gỡ khó, từ tháo gỡ pháp lý cho hàng loạt dự án, hạ lãi suất điều hành, liên tục giảm lãi suất huy động…, các chính sách này vẫn chưa thẩm thấu vào thị trường bất động sản.

Trong quý 2/2023, hạn mức tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp 3,58% (so với 8,51% cùng kỳ 2022), lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất vay vẫn ở mức cao trên 13%. Kênh huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi.

Nhận xét về nhu cầu giao dịch, theo thống kê của Batdongsan.com.vn, lượng tìm mua bất động sản toàn quốc trong nửa đầu năm 2023 giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, lượng tin đăng bán bất động sản cũng giảm đến 44%. Đặc biệt, lượng quan tâm tìm mua đất nền giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo ông Quốc Anh, hiện có tới 65% khách hàng giữ tiền chờ giá bất động sản giảm thêm, nên lượng giao dịch chưa cải thiện trong quý II/2023.

Cụ thể, có tới 65% khách hàng giữ tiền chờ giá BĐS giảm thêm; kế đến là hơn 50% khách hàng đang "sợ" thị trường BĐS tiêu cực và không dám đầu tư.

Theo thống kê, hơn 50% khách hàng đang "sợ" thị trường BĐS tiêu cực và không dám đầu tư

Theo thống kê, hơn 50% khách hàng đang "sợ" thị trường BĐS tiêu cực và không dám đầu tư

Một số nguyên nhân khác là do khách hàng không vay vốn được để mua BĐS (khoảng 29,5%); giá BĐS quá cao so với khách hàng (25,5%); Sản phẩm môi giới bán không phù hợp với nhu cầu của khách hàng (ngoài yếu tố về giá, ví dụ: vị trí) với 7,5%...

“Lệch pha cung cầu diễn ra trong những năm qua đã khiến nhiều người mua có nhu cầu ở thực, vốn chuộng sản phẩm nhà vừa túi tiền không tìm được sản phẩm phù hợp mình mong muốn” – ông Quốc Anh nói.

Lý giải về nguyên nhân "niềm tin" của nhà đầu tư chưa hồi phục, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, thừa nhận thị trường trải qua nửa đầu năm 2023 với khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục. 

"Lượng giao dịch suy giảm, nhu cầu mua tiếp tục rơi vào thấp điểm, tâm lý đầu tư yếu, thanh khoản chung chưa có dấu hiệu phục hồi". Ông Quốc Anh nói và nhấn mạnh dù Chính phủ đã có những động thái quyết liệt gỡ khó, từ tháo gỡ pháp lý cho hàng loạt dự án, hạ lãi suất điều hành, liên tục giảm lãi suất huy động…, các chính sách này vẫn chưa thẩm thấu vào thị trường BĐS. 

Nhìn nhận về thị trường BĐS thời điểm này, chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Cấn Văn Lực, cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của thị trường BĐS giai đoạn hiện nay: xu hướng điều chỉnh chung của thị trường BĐS thế giới và Việt Nam sau hơn 2 năm tăng trưởng khá nóng (giá BĐS thế giới tăng 10 - 20%, nhưng Việt Nam tăng 20 - 50%); vướng mắc về pháp lý chưa được giải quyết kịp thời; nguồn vốn bị thu hẹp; nhiều vụ việc vi phạm liên tiếp xảy ra khiến cho niềm tin nhà đầu tư, thanh khoản thị trường giảm nhanh; quan hệ cung cầu khiến giá cả chưa hợp lý.

“Thị trường BĐS đang đối mặt với nhiều khó khăn do những ách tắc chính về pháp lý và nguồn vốn; lạm phát, lãi suất cao; DN BĐS sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, đầu tư dàn trải, giá bị đẩy lên cao quá. Không ai nghĩ rằng tình hình thị trường BĐS bất ổn như hiện tại” - TS Cấn Văn Lực nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển thì thị trường BĐS đang phát triển tốt hơn trước đây, ngay cả khi đang ở giai đoạn khó khăn, do tác động tích cực từ các yếu tố vĩ mô.

“Mặc dù dòng tiền đang gặp khó, nhưng tôi cho rằng sẽ ngay lập tức sôi động trở lại khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt giữ ở mức ổn định và việc giải ngân nhanh hơn. Trong giai đoạn cuối năm 2023, thị trường chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh với giá trị lớn nhưng vào thời điểm cuối năm thị trường sẽ phục hồi cục bộ ở một số phân khúc, khu vực khi nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân” - TS Đinh Thế Hiển phân tích.

Cổ phiếu HPG tiến sát mốc 27.000 đồng: Tỷ phú Trần Đình Long ”bỏ túi” hơn 1.000 tỷ đồng

Với việc sở hữu hơn 1.516 triệu cổ phiếu HPG, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HPG không ngừng gia tăng giá trị tài sản. Chỉ tính riêng trong phiên 5/7, vị Chủ tích doanh nghiệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN