Thị trường bất động sản chật vật tìm khách hàng khi dịch Covid-19 bùng phát

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid 19 đã làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, và thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ.

Thị trường ảm đạm, kế hoạch đảo lộn

Năm 2019 thị trường bất động sản được coi là thời điểm có nhiều sức ép, suy yếu dần vì có quá nhiều dự án “ma” và vấn đề pháp lý còn tạo ra sự e ngại đối với giới đầu tư. Dường như chưa đủ, từ đầu năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản tiếp tục phải đương đầu với “cơn bão” Covid-19, khiến ngành bất động sản thực sự bầm dập.

Thị trường bất động sản luôn trong cảnh im lìm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 

Thị trường bất động sản luôn trong cảnh im lìm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 

Nhiều ngày nay, văn phòng môi giới bất động sản của anh Trần Nguyên Giang (huyện Đông Anh) luôn trong cảnh im lìm, trái ngược với thời điểm quý 4 năm 2019.

Anh Giang cho biết, nếu so với trước Tết, thì thời điểm này lượng khách giao dịch giảm khá nhiều. “Lượng khách gọi điện hỏi thông tin về giá đất, vị trí, diện tích, dự án,… thì nhiều nhưng số lượng khách chốt đặt cọc mua thì chỉ tính trên đầu ngón tay”, anh Giang thông tin.

Cũng theo anh Giang, vì lượng khách giao dịch trước Tết khá sôi động và giá lên cao rồi nên thời điểm này giá gần như đi ngang. Thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19, tâm lý ngại đám đông đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường khu vực này.

“Về cơ bản giá thị trường không xuống nhiều. Những khu vip vẫn luôn giữ giá, mà hợp đồng khách chốt thời điểm này chủ yếu là nơi có vị trí đẹp”  - anh Giang nói thêm. 

Tình cảnh khó khăn cũng không loại trừ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chị Đặng Thu Hà – chủ lô đất nền trên địa bàn huyện Thanh Trì cũng than thở: "Mình có việc gia đình, đang cần bán gấp lô đất tại khu đô thị Tứ Hiệp, dù đã để mức giá khá mềm so với thị trường và nhờ các văn phòng môi giới tìm khách giúp mà vẫn chưa có người hỏi mua.

Cách đây hơn 1 tháng đã có khách đặt cọc 50 triệu, hẹn 2 tuần sẽ hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vị khách đó đã không có đủ khả năng để thanh toán.

Nếu không bán được đất, cuối tháng mình sẽ phải vay ngân hàng để lo công việc. Dịch bệnh Covid 19 đã làm đảo lộn hết kế hoạch của mình, đúng là thiệt đơn thiệt kép”. – chị Hà giãi bày.

Cuộc thanh lọc diện rộng

Thực tế, dữ liệu nghiên cứu trực tuyến của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2020, thị trường BĐS ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhu cầu tìm kiếm và đầu tư BĐS, nhất là trong phân khúc đất nền dự án và nhà phố. Cụ thể, mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất của người dùng cả nước trong tháng 2/2020 giảm 14% so với cùng kỳ, riêng TP.HCM ghi nhận nhu cầu tìm mua BĐS giảm gần 24%. 

Lượng người tìm kiếm nhà đất trên cả nước trong tháng 2/2020 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước

Lượng người tìm kiếm nhà đất trên cả nước trong tháng 2/2020 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và không có hàng để bán nên 1/3 số sàn giao dịch có trên thị trường (hơn 300 sàn) đã phải đóng cửa trong thời gian gần đây. Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, có khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần vì vẫn còn hàng để bán và còn hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Số sàn hoạt động tốt chỉ khoảng 150-200 sàn.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường, nhiều chuyên gia dự báo rất có khả năng hàng trăm doanh nghiệp yếu về thực lực, cạn nguồn tài chính sẽ tiếp tục lâm “cơn bĩ cực” và dần rút khỏi thị trường.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn Savills Tp.HCM cho biết, trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại, dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế tại các nước đang có dịch, trong đó có Việt Nam; đồng thời tác động không nhỏ đến thị trường BĐS.

"Thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, theo sau đó là mảng văn phòng và BĐS công nghiệp, thị trường nhà ở cũng không hề được “miễn dịch” bởi đại dịch này", bà Trang nói.

Đại diện một công ty BĐS khác cũng nhận định, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, có khả năng nhiều công ty sẽ phải đóng cửa để giảm tải các chi phí. Khi đó, một lượng lớn người lao động liên quan đến ngành nghề này sẽ rơi vào tình cảnh thất nghiệp trong vài tháng tới.

Các công ty bất động sản trở thành ”ông trùm” vay nợ

Thống kê của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy trong hai tháng đầu năm 2020, các công ty bất động sản tiếp tục trở thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN