Hàng loạt con phố, hàng trăm nhà hàng đóng cửa, thị trường BĐS “bất động” vì Covid-19

Đã gần hết quý I nhưng thị trường bất động sản vẫn đang trong cảnh “ngủ đông”, thậm chí có nguy cơ “bất động” vì cơn khủng hoàng dịch Covid-19.

Trong nghiên cứu mới đây về tác động của Covid-19 lên thị trường bất động sản, Savills Research nhận định trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, dịch cúm Covid-19 đã bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế tại các nước đang có dịch, trong đó có Việt Nam, và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản trong cảnh "ngủ đông" trong thời gian dài

Thị trường bất động sản trong cảnh "ngủ đông" trong thời gian dài

Thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, theo sau đó là mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp, thị trường nhà ở cũng không hề được “miễn dịch” bởi đại dịch này.

Hàng loạt con phố, hàng trăm nhà hàng trong cảnh “cửa đóng then cài”.

Tại các tuyến phố trong các quận nội thành Hà Nội, những cửa hàng mọi ngày nối tiếng đông khách như tiệm trà chanh, quán café, nhà hàng,… cũng đã không còn mở cửa đón khách trong nhiều ngày qua.

Hai nhà hàng nằm sát nhau trên phố Ô chợ Dừa đều treo biển "cho thuê nhà"

Hai nhà hàng nằm sát nhau trên phố Ô chợ Dừa đều treo biển "cho thuê nhà"

Một số chủ kinh doanh chia sẻ, từ khi có thông báo dịch Covid-19 và đặc biệt là xuất hiện bệnh nhân dương tính tại Hà Nội, việc buôn bán bắt đầu trở nên khó khăn và ảm đạm. Có khi cửa hàng mở cửa cả ngày cũng chả có khách nào ghé qua.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã buộc phải đóng cửa trả lại mặt bằng kinh doanh hoặc tạm nghỉ để giảm chi phí.

Trong thời gian qua, nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng, trong khi một số vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh giữ chỗ, tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.

Chị Nguyễn Thảo Liên - chủ cửa hàng chè và đồ ăn vặt ở Thái Thịnh - cho hay, dịch bệnh lây lan khiến tâm lý của người dân ngại đi ăn uống, mua sắm nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh, buôn bán đều vắng khách và ế ẩm. Tiền thuê nhà, nhân viên hàng tháng đều phải trả mà không có khách nên chị thà đóng cửa để đỡ chi phí chứ mở ra thì đủ các thứ tiền phải trả, càng lỗ thêm.

Lượng lớn khách hủy phòng khách sạn, sàn môi giới “ngủ đông”

Theo Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng từ các nhóm khách đoàn, khách MICE và cả các đối tượng khách lẻ, khách doanh nghiệp. Các chuyên gia trong nước cũng dự báo BĐS du lịch nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh này, đặc biệt tại các thành phố ven biển đang phát triển mạnh về phân khúc căn hộ nghỉ dưỡng như Nha Trang. 

Giám đốc một sàn giao dịch BĐS tại Nha Trang cho biết, BĐS Nha Trang - Khánh Hòa gắn với du lịch, vì vậy, khi du lịch bị ảnh hưởng thì BĐS cũng bị ảnh hưởng theo. Hàng chục nghìn căn hộ nghỉ dưỡng gắn với khách du lịch không có khách hoặc ít khách dẫn tới lợi nhuận cho thuê bị ảnh hưởng, gây tâm lý hoang mang cho khách hàng. 

Do không có sản phẩm mới và thị trường đi xuống, nhiều sàn giao dịch BĐS tại Nha Trang đã tạm thời đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng tâm lý chung, khách hàng ngại đến chỗ đông, ngại tiếp xúc với người lạ.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng một phần để gồng mình vượt qua khó khăn

Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng một phần để gồng mình vượt qua khó khăn

“Lúc này mọi người quan tâm đến chuyện dịch bệnh ra sao, người nhà họ có bị không, nhu cầu thực phẩm thiết yếu. Rất nhiều yếu tố chi phối họ. Còn các sản phẩm như ô tô, trang sức, nhà cửa, đất đai… không phải là ưu tiên hàng đầu", ông Đính nói.

Cũng theo ông Đính, với tác động “kép" từ chính những khó khăn mang tính nội tại của thị trường bất động sản năm vừa qua cùng với cú “bồi” từ dịch Covid-19 đã khiến khoảng 300 sàn giao dịch bất động sản buộc phải đóng cửa.

Ông Đính cho biết, đó là những con số thống kê chưa đầy đủ, mang tính chất tương đối nhưng cũng phản ánh được sự khó khăn thị trường bất động sản là rất lớn ở thời điểm này.

Chưa kể, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng một phần để gồng mình lên chống tác động từ dịch Covid-19 và loạt những khó khăn khác.

“Đây là số liệu tổng hợp từ văn phòng các vùng miền gửi về. Chúng tôi chưa cho đây là thống kê tuyệt đối chính xác. Nhưng nếu ở Đà Nẵng, Nha Trang… thời điểm này thì hầu hết đóng cửa” – ông Đính nói thêm.

Tồn kho bất động sản “chất núi”

Theo chia sẻ của Phó Giám đốc một Tập đoàn bất động sản tại TP HCM, các DN BĐS lớn tại thành phố này vẫn chưa có kế hoạch bung dự án mới trong quý I. Vị này cho biết, vẫn chưa thấy sự nóng lên của thị trường trong những tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid -19 cũng khiến các nhà đầu tư thực sự lo ngại.

Ông Nguyễn Văn Đực- chuyên gia ngành BĐS đánh giá, trong suốt cả năm 2018, do “dính” đến đất công nên nhiều DN lao đao, nguy cấp về pháp lý tài chính, thị trường, nay lại thêm đại dịch khiến cho mọi giao dịch trên thị trường hầu như “chết lặng”. Không chỉ các nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp “đứng hình” vì dịch bệnh, các khách hàng cũng không để tâm đến phân khúc chung cư – phân khúc rất sôi động thời gian trước Tết.

“Thị trường chung cư rất trầm lắng, do người dân thấp thỏm không biết dịch sẽ kéo dài đến bao giờ. Họ giữ tiền mặt và có thể sẽ có những dự định di cư khỏi thành phố, về quê sinh sống. Đó là lý do các giao dịch ở phân khúc chung cư cũng không sôi động, thậm chí đứng yên”- ông Đực bày tỏ quan điểm.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Đến cuối năm 2019, tổng giá trị núi hàng tồn kho đã vọt lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính của nhóm doanh nghiệp địa ốc niêm yết cho thấy có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng, 4 tập đoàn tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng. Riêng 2 tập đoàn hàng đầu chiếm 63% tổng tồn kho toàn thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Các công ty bất động sản trở thành ”ông trùm” vay nợ

Thống kê của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy trong hai tháng đầu năm 2020, các công ty bất động sản tiếp tục trở thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN