Giá đất tăng dựng đứng và tiết lộ bí mật về chiêu trò kiếm tiền của "cò"

Khi giá nhà đất tăng lên từng ngày, môi giới cũng sẵn sàng nghĩ ra “nghìn lẻ một” chiêu trò kiếm tiền từ người bán và người mua.

Trước những cơn sốt đất “đổ bộ” các tỉnh, thành cả nước trong thời gian qua, bên cạnh câu chuyện những nhà đầu cơ lướt sóng dễ dàng kiếm tiền tỷ thì những người làm môi giới cũng không bỏ qua cơ hội kiếm tiền, thậm chí dùng đủ chiêu trò, mánh khóe tinh vi để móc túi từ người bán và người mua.

Lợi dụng sốt đất, nhiều môi giới bất động sản kiếm tiền tỷ từ các chiêu trò

Lợi dụng sốt đất, nhiều môi giới bất động sản kiếm tiền tỷ từ các chiêu trò

“Dương đông kích tây”

Những ngày vừa qua, trước thông tin quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thì đất nền Đông Anh (Hà Nội) thêm một lần “dậy sóng”.

Hẹn với môi giới từ trước, chúng tôi được T. V. Q. dẫn đến xem một vài lô đất tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Trên đường đi, Q. không ngừng "vẽ" ra viễn cảnh sinh lợi khi xuống tiền tại khu vực này. Dừng trước lô đất có tường xây lửng bao quanh, Q. cho biết, ngày hôm qua đã dẫn một vị khách đến xem lô đất này và hẹn chiều nay đưa người nhà đến rồi đặt cọc luôn. "Nếu anh đã ưng ý rồi thì chốt đặt cọc luôn, không thì chiều nay vị khách kia đến đặt cọc thì coi như xong", Q. nói.

Vừa trò chuyện với chúng tôi, Q. vừa nghe điện thoại của ai đó. Sau một vài phút, Q. thông báo vị khách “vừa nói” đang trên đường tới đây để cọc lô đất này. Lấy lý do giữ uy tín với vị khách trên nên Q. không bán cho chúng tôi nữa, thay vào đó sẽ dẫn chúng tôi đi xem mảnh đất khác có vị trí và giá tiền tương tự.

"Giờ tôi dẫn anh sang bên kia xem mảnh đất tương đồng như vậy, mảnh này cũng vừa có khách xem và hẹn quay lại thương lượng với chủ đất. Vì vậy, nếu anh ưng ý thì chốt cọc luôn, chủ đất chỉ có thể bớt khoảng 10 triệu đồng, còn để sang ngày hôm sau thì tôi không dám đảm bảo là mảnh đất này sẽ còn" – Q. "dọa" chúng tôi.

Ngoài những chiêu trò nêu trên, giới cò đất và giới đầu cơ còn có những chiêu trò khác như tạo khan hiếm giả, để người mua cảm thấy "nôn nóng" và sớm đặt tiền cọc ngay vì sợ người khác mua mất.

Cò “tay không bắt giặc”

Anh Nguyễn Hồng - một nhà đầu tư bất động sản ở Hà Nội - cho biết, cách đây hơn 1 tháng, anh mua 1 lô đất 200 m2 tại Hưng Yên. Thời điểm anh mua, giá lô đất chỉ 13 triệu đồng/m2, anh đã đặt cọc 200 triệu đồng và được hẹn 7 ngày sau đóng 50% giá trị để làm hợp đồng vay vốn.

Sau khi đặt cọc được 2 ngày, anh Hồng được môi giới gọi điện thông báo, lô đất anh mua hiện chủ đầu tư chưa ra hàng nên nếu vẫn chấp nhận mua thì phải đứng tên người có suất ngoại giao và chỉ được cầm giấy tờ về. Việc bỏ ra gần 1,5 tỷ đồng nhưng lại là tên của người khác đứng ra nhận đất, ký hợp đồng khiến anh Hồng lo lắng và quyết định không mua nữa, lấy cọc về.

"Tuy nhiên khoảng 1 tuần sau, qua một môi giới khác tôi được biết lô đất của mình thực tế đã được bán cho chủ mới với giá 14 triệu đồng/m2, điều đó chứng tỏ cò đất thấy có khách khác mua cao hơn đã tìm cách bùng cọc để kiếm 400 triệu đồng tiền lời", anh Hồng bức xúc nói.

Được biết, đây là cách thức quen thuộc được áp dụng tại nhiều khu vực sốt nóng hiện nay.

Và sẵn sàng “bùng” cọc

Trên nhiều diễn đàn nhà đất, nhiều khách hàng từng là nạn nhân của việc "cò" bùng cọc đã lên tiếng cảnh báo về những chiêu trò mà môi giới hay sử dụng để cài bẫy, kiếm lời.

Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc đất, chủ sở hữu đất trước khi quyết định xuống tiền

Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc đất, chủ sở hữu đất trước khi quyết định xuống tiền

Anh K. - một người am hiểu về bất động sản - chia sẻ: Nguyên nhân chủ yếu của nạn "bùng cọc" vẫn là do giá đất lên quá nhanh ở một số nơi dẫn đến chủ nhà/đất hay cò sau khi nhận cọc, thấy người sau trả cao hơn rất nhiều người đặt cọc nên hoặc là chấp nhận hủy hợp đồng, nhận phạt cọc (thường là gấp đôi), hoặc kiếm lý do nào đó để phá hợp đồng, buộc người mua phải nhận cọc về hoặc tệ hơn là mất cọc.

Những lý do phá cọc có thể là bịa ra việc hàng xóm lấn chiếm, tranh chấp hoặc chủ hay cò đất tìm ra một lỗi trong hợp đồng, trong biên bản nhận cọc để nói rằng biên bản đó vô hiệu. Tất cả nhằm gây hoang mang cho người mua nhà/đất để buộc họ phải chấp nhận bỏ hợp đồng, nhận cọc hay chấp nhận mất cọc để người bán hay cò đất giành lại quyền sở hữu, quyền môi giới khu đất đó, bán cho người khác với giá cao hơn.

Anh K. kể người thân của anh có một lô 300 m2 ở Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội). Có môi giới đặt cọc xong hy vọng sẽ lướt sóng kiếm lời. Tuy nhiên, khu vực đó đất lại không sốt, môi giới này lập tức tìm cách phá kèo bằng cách vu cho người bán là diện tích không đủ như công bố.

Theo anh K., tình trạng bùng cọc xảy ra khá nhiều khi thị trường xuất hiện các cơn “sốt đất”. Vì vậy, khi xác định bỏ tiền vào lô đất nào, khách nên tìm hiểu nguồn gốc đất, chủ sở hữu đất có đúng như trong hợp đồng hay không.

Nếu mua qua trung gian, người mua cũng phải xem giấy ủy quyền có hợp lệ hay không. Đồng thời, kiểm tra đầy đủ diện tích đất giao, một số giấy tờ liên quan như sổ đỏ có hợp lệ hay không;... 

Sau khi kiểm tra thấy đầy đủ, người mua nên đặt cọc với số tiền cọc cao một chút để đảm bảo đối phương nếu hủy cọc sẽ thiệt hại lớn hơn là họ buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. 

Ngoài ra, nếu thấy giao dịch, hợp đồng đó chắc chắn có lợi cho mình thì nhanh chóng trả tiền, chuyển khoản, hoàn tất giao dịch hợp đồng, trước thời hạn.

Đối với người bán, hợp đồng cọc là mấu chốt để người bán không bị lật kèo trước những đối tượng làm giá hoặc không có thiện chí mua bán.

“Do đó, người bán cần đọc thật kỹ hợp đồng, xem xét các điều khoản, phần mô tả có đúng như hiện trạng không… Tốt nhất nên tự soạn thảo hợp đồng rồi thống nhất với người mua, tránh dùng hợp đồng do “cò” tự soạn thảo. Bởi trên thực tế, hợp đồng cọc thường khá sơ sài, có nhiều sơ hở để “cò” bẫy khách hàng, dùng làm cơ sở phá cọc. Nếu được, nên tìm luật sư soạn thảo hợp đồng, không ký vào biên bản do một bên đưa ra mà chưa soát kỹ thông tin” – anh K lưu ý.

Mẹ “Cường đô la” kiện đối tác về khoản nợ hơn 2.000 tỷ đồng

Công ty của mẹ “Cường đô la” đã nộp đơn khởi kiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunny Island ra Trung tâm trọng tài quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Những kênh đầu tư năm 2021 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN