Sốt đất từ Bắc đến Nam: Bác xe ôm cũng trở thành "cò" đất

Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản rầm rộ tin "sốt đất" ở nhiều địa phương trên cả nước. Người người, nhà nhà hỏi nhau về mua bán, đầu tư đất đai.

Có những nơi, ngay cả người bán rau cũng lao vào buôn đất, bác xe ôm làm cò và thu được số tiền công không nhỏ từ vài chục đến cả trăm triệu đồng trong thời gian ngắn.... Cơn sốt đất khiến không ít khu vực đã hình thành nên một mặt bằng giá mới và chứa đựng nhiều rủi ro cho những người đến sau.

Chia sẻ về nguyên nhân đang gây sốt đất từ Bắc đến Nam hiện nay, anh Đặng Phương Đông – một nhà đầu tư với hơn chục năm kinh nghiệm tại Ninh Thuận cho biết có nhiều lý do dẫn đến giá đất tăng đồng loạt ở nhiều nơi trong thời gian qua. Trong đó, có thể kể đến là dòng tiền hiện tại trong dân đang nhiều, hiện hoạt động kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực vẫn đang bị tác động bởi dịch Covid-19, lãi suất ngân hàng thấp, chứng khoán, vàng ẩn chứa nhiều rủi ro nên nhiều người lựa chọn đất nền làm nơi giữ tiền.

Giá đất nền ở nhiều nơi liên tục “nhảy múa”, tiềm ẩn những rủi ro cho người đến sau

Giá đất nền ở nhiều nơi liên tục “nhảy múa”, tiềm ẩn những rủi ro cho người đến sau

Bên cạnh đó, theo anh Đông, thời gian qua có một số nhà đầu tư thắng lớn từ chứng khoán, tiền điện tử và nhóm này rút một phần vốn đầu tư vào đất để cụ thể hóa lợi nhuận. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc một sàn giao dịch BĐS lớn tại Hà Nội chỉ ra 4 nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt đất hiện nay là: Tiền rẻ, F0 tham gia thị trường, thông tin quy hoạch và tăng khung giá đất của nhà nước.

Trong đó, tiền rẻ và thông tin quy hoạch được đánh giá là nguyên nhân chính tạo nên cơn sốt đất tại nhiều địa phương hiện nay. Ông Tuyển cho rằng việc cả nước như một đại dự án được tung ra với quy hoạch đồng bộ. Những thông tin tích cực này được sự hồ hởi của dòng tiền rẻ đã "chắp cánh" cho nhau, tạo sự gia tăng về thanh khoản và giá bất động sản.

Ông cũng đánh giá đây là thời kỳ hỗn loạn của bất động sản. Theo đó những sản phẩm tốt chưa chắc đã giao dịch tốt, những sản phẩm rủi ro có khi lại là "hàng nóng" trên thị trường. Vì vậy, ông Tuyển nhấn mạnh nhà đầu tư hãy hết sức tỉnh táo và cần nâng cao hiểu biết về pháp lý.

Để tránh bị mắc kẹt vốn, hay “cầm cục than hồng” trên tay khi đầu tư vào BĐS ở thời điểm này, chị Trần Nguyễn Việt Trinh – một nhà tư vấn tại TP HCM cho rằng nhà đầu tư nên tự trang bị kiến thức thật vững, theo dõi thông tin thị trường, báo chí trong và ngoài nước để hiểu rõ vấn đề cốt lõi, tại sao giá đất tăng dựng đứng chưa có dấu hiệu giảm sốt? Ví dụ: thông tin sân bay, cảng biển, đặc khu,...

Hai là người mua phải xem khu vực đang sốt có những yếu tố gì về an sinh xã hội để kỳ vọng đầu tư? Đầu tư ngắn hạn giờ không còn là phương án hay, dễ khiến nhà đầu tư bị kẹt hàng, kẹt vốn không mong muốn. Đầu tư có tầm nhìn dài hạn vào các vùng đất có thổ nhưỡng tốt, khả năng dân sinh về quây quần cao, giáo dục, y tế được nâng cấp chứ không phải chỉ mỗi các thông tin sân bay, cảng biển.

Ba là phải xem tài chính có sẵn, thu nhập hằng tháng, nếu phải vay nhiều hơn mức dự kiến thì phải cân nhắc thật kỹ. Mua bất động sản bằng tiền thặng dư từ kinh doanh/sản xuất/tích luỹ sẽ vẫn luôn là phương án an toàn hơn dùng đòn bẩy.

Nếu vốn tiền mặt yếu thì có thể cân nhắc mua các căn hộ giá ổn, chủ đầu tư uy tín để tích luỹ như tiết kiệm, hoặc đất nền vùng ven có vị trí, quy hoạch tổng thể vùng có chiều hướng phát triển tích cực trong tương lai, đầu tư lâu dài: bán lại cho người có nhu cầu ở sau này/xây dựng dòng tiền trên đất: cho thuê/xây trọ/trồng cây (đất nông nghiệp).

Bốn là phải có riêng nhận định, chính kiến, tránh bị các hiệu ứng đám đông hay phụ thuộc vào người khác để sau này có vấn đề phát sinh đi chăng nữa sẽ tự chịu trách nhiệm và tìm cách/nhờ hỗ trợ giải quyết.

Tương tự anh Đặng Phương Đông cũng cho biết trong hơn chục năm đầu tư vào BĐS và đất nền của mình đã qua thì bản thân luôn có chính kiến riêng của mình, chưa bao giờ đu theo phong trào, càng những nơi nào sốt nóng thì anh càng tránh xa.

Anh cho rằng trong đầu tư BĐS, nếu nhà đầu tư không tham trước những con số về lợi nhuận do “cò” vẽ ra hoặc do tác động của hiệu ứng đám đông thì mỗi người sẽ có cái nhìn rõ hơn về những khu vực mình định đầu tư.

Trước hiện tượng sốt đất diễn ra nhiều nơi hiện nay, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc tạo sốt ảo về bản chất chỉ làm lợi cho nhóm cò mồi, còn người mua càng về sau càng thua thiệt khi phải chịu giá quá cao, vượt xa giá trị thực của tài sản.

Theo ông, với những cảnh thị trường náo loạn, lộn xộn, sốt ảo, giá tăng dựng đứng,... như thế, người mua đất nên tránh xa. Độ rủi ro rất cao, chẳng khác gì đánh bạc, khả năng thua nhiều hơn thắng.

Vì sao khắp nơi diễn ra ”sốt đất” điên đảo, có nơi giá tăng dựng đứng?

Theo chuyên gia, "sốt đất" không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà còn xảy ra ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN