Siết tín dụng bất động sản: Người mua nhà có ảnh hưởng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản.

Khả năng trả nợ của khách hàng đang vay vốn ngân hàng, chất lượng tín dụng, mức độ an toàn của một số tổ chức tín dụng có dấu hiệu suy giảm...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động. Trong đó, cơ quan này đặc biệt yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.

Ngân hàng NN đề nghị các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản

Ngân hàng NN đề nghị các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết tính đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ vay đầu tư, kinh doanh BĐS trên cả nước đạt 672.224 tỷ đồng, tăng hơn 11.000 tỷ so với thời điểm cuối tháng 3.

Số liệu của NHNN ghi nhận đến ngày 30/6/2021, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 672.224 tỷ đồng, tương đương 29 tỷ USD. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất (gần 25%) là dư nợ tín dụng với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà. Tiếp đến, dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán chiếm 14,8%; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng cho thuê chiếm tỷ lệ 8,2%... Như vậy, số liệu tín dụng nửa đầu năm cho thấy, tín dụng với DN kinh doanh BĐS có vẻ tăng lên, trong khi cho vay với cá nhân chững lại. 

Báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm của các ngân hàng công bố cho thấy, cho vay đổ vào lĩnh vực BĐS của nhiều ngân hàng vẫn tăng. Tại Techcombank, cho vay DN kinh doanh BĐS 6 tháng đầu năm đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới 32,45% tổng dư nợ của ngân hàng. Tại KienLongBank, dư nợ cho vay kinh doanh BĐS chiếm gần 9% tổng dư nợ, chưa kể cho vay hộ gia đình chiếm 26,7% tổng dư nợ. Tại Eximbank, cũng chiếm tới 25,5% tổng cho vay của ngân hàng, đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6/2021. 

Với ngân hàng Hàng Hải (MSB), dòng vốn cho vay các DN BĐS của MSB tăng hơn 40% lên 12.758 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6. So với tổng tín dụng, tỷ trọng cho vay BĐS của MSB lên tới 14%, tăng so với con số 11,4% tại cuối năm 2020….

Thống kê của NHNN cho thấy, tăng trưởng tín dụng vào BĐS trong 3 năm qua có xu hướng giảm tốc khá mạnh. Nếu như trong năm 2018, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này đạt tới 26,6% thì sang năm 2019 chỉ còn tăng 21,53% và đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tín dụng vào BĐS chỉ tăng 11,89%, thấp hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sang 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng vào ngành này tiếp tục giảm tốc, còn khoảng 5,5%.

Nếu siết tín dụng BĐS, lãi suất cho vay dự kiến cao hơn và việc giải ngân sẽ khó hơn

Nếu siết tín dụng BĐS, lãi suất cho vay dự kiến cao hơn và việc giải ngân sẽ khó hơn

Theo yêu cầu mới nhất của NHNN, các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng BĐS. Tại Văn bản số 6561 mới đây, nhà điều hành tiếp tục lưu ý các TCTD kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19, đặc biệt là tín dụng BĐS với mục đích tự sử dụng.

Về vấn đề này, một chuyên gia kinh tế đánh giá, trong xu hướng siết tín dụng chảy vào bất động sản, người vay mua nhà để ở có thể bị ảnh hưởng, bởi lãi suất cho vay dự kiến cao hơn và việc giải ngân sẽ khó hơn. Bất động sản có thể là lĩnh vực cho vay an toàn bởi có tài sản thế chấp và nếu vay mua nhà để ở thường là người có nhu cầu thật, nhưng trong bối cảnh dòng vốn được Ngân hàng Nhà nước định hướng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do dịch thì tín dụng nhà, đất sẽ bị hạn chế.

Trước đó, theo lời ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, thì sau hơn 1 năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19, khối doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, nguồn lực bị bào mòn.

Trong đó, thiếu hụt dòng tiền đang là khó khăn lớn nhất, đặc biệt là các khoản trả lãi vay ngân hàng. Hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản kiến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi vay.

Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản sử dụng vốn vay từ ngân hàng rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều tỉnh, thành giãn cách xã hội, lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh, thậm chí là "đóng băng" hoàn toàn, khiến doanh nghiệp không có doanh thu. Thu nhập giảm khiến nhiều người mua nhà có thể mất khả năng trả tiền gốc lãi cho ngân hàng hàng tháng.

"Hiệp hội đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, không chuyển sang nợ xấu đối với các khoản nợ đáo hạn. Quan trọng nhất là các ngân hàng thương mại xem xét, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận khoản vay mới. Đó là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sống được thì các ngân hàng thương mại mới sống khỏe được", Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu đề xuất.

Sau dịch, tôi có nên tiếp tục bán hàng online hay đi làm thuê?

“Dịch dần được kiểm soát, tôi đang băn khoăn có nên tiếp tục với công việc bán hàng online hay tìm công việc đúng chuyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN