Tồn kho bất động sản hàng chục nghìn tỷ đồng

Đó là con số thống kê từ báo cáo tài chính (BCTC) bán niên 2019 của 67 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang niêm yết.

Cụ thể, hàng tồn kho của các doanh nghiệp tính đến ngày 30/6/2019 ghi nhận gần 170.319 tỉ đồng, tăng 1,7% so với thời điểm đầu năm.

Hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm tới gần 170.319 tỉ đồng

Hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm tới gần 170.319 tỉ đồng

Trong số 67 doanh nghiệp BĐS niêm yết, có đến 24 doanh nghiệp ghi nhận hàng tồn kho trên 1.000 tỉ đồng. 

Đứng đầu là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - Mã: NVL), có hàng tồn kho cao nhất trong số các doanh nghiệp BĐS niêm yết hiện nay với giá trị ghi nhận hơn 41.677 tỉ đồng, tăng gần 27% so với thời điểm đầu năm và gấp 1,5 lần đơn vị đứng thứ hai.

Trong hạng mục hàng tồn kho của Novaland, BĐS để bán đang xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất với gần 83%, tương đương 34.444 tỉ đồng và tăng thêm 13.644 tỉ đồng so với đầu năm; kế đến là BĐS để bán đã xây dựng hoàn thành có giá trị hơn 7.093 tỉ đồng.

Tiếp đến là CTCP Vinhomes (Mã: VHM) có gần 27.630 tỉ đồng hàng tồn kho tính đến cuối kì kế toán quí II/2019. Con số này đã giảm hơn 25% so với thời điểm đầu năm do công ty đã tiến hành bàn giao dự án trong kì.

BĐS để bán đang xây dựng của Vinhomes giảm 9.395 tỉ đồng so với con số hồi đầu năm. Đồng thời, BĐS mua để bán (các biệt thự của Vinhomes Riverside và Vinhomes Thăng Long) cũng giảm 314 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Vinhomes cũng ghi nhận 18.524 tỉ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại hơn 10 dự án. Trong đó, riêng dự án Vinhomes Long Beach Cần Giờ chiếm gần 12.438 tỉ đồng.

Được biết, Vinhomes đã bàn giao và ghi nhận doanh thu chuyển nhượng BĐS tại các dự án: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Greenbay, Vinhomes Central Park và Vinhomes Golden River.

Một đơn vị có hàng tồn kho khá cao hiện nay phải kể đến là CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) với 7.761 tỉ đồng.

Trong đó, bất động sản dở dang chiếm 7.291 tỉ đồng, chủ yếu là chi phí tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng tại các dự án: Phước Kiển, Tân Thuận (Lavida), Thủ Thiêm (De Capella quận 2), Central Premium, Marina Đà Nẵng, Sông Đà,…

Dự án Phước Kiển gần 10 năm nay chưa hoàn tất việc đền bù, vẫn còn 3% với hơn 100 hộ dân. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan cho biết công ty đã đền bù được 60 hộ dân và vẫn còn 40 hộ.

Phần lớn các dự án của Quốc Cường Gia Lai đều do vướng thủ tục pháp lí nên chưa thể triển khai như trường hợp dự án Phước Kiển đã đền bù được 97% nhưng vẫn ách ở đất công xen cài, có đấu giá hay không phải chờ cơ quan chức năng trả lời.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp BĐS niêm yết ghi nhận lượng hàng tồn kho cao như Phát Đạt (5.840 tỉ đồng), Tân Tạo (4.800 tỉ đồng), TTC Land (4.668 tỉ đồng), Đất Xanh (4.622 tỉ đồng), Nam Long (4.526 tỉ đồng), Hà Đô (3.562 tỉ đồng),…

Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cơ cấu hàng tồn kho này bao gồm hàng tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông; hàng tồn kho do DN chủ động tiến độ đưa hàng ra thị trường; hàng tồn kho do chưa tiêu thụ được. Đó là chưa kể nhiều công ty BĐS lớn khác chưa niêm yết trên thị trường như Him Lam, Hưng Thịnh, Phúc Khang, An Gia, C.T Group...

Bất động sản đa năng hứa hẹn sẽ bùng nổ trong những tháng cuối năm 2019

Cuối năm 2019, tâm lý người mua nhà đang dần thay đổi. Mong muốn sở hữu, tích lũy và có cơ hội để khai thác sinh lời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN