Người dân TP. HCM sẽ được ký cấp sổ đỏ, sổ hồng trong 24h

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Văn phòng Đăng ký đất đai Tp.HCM sẽ đóng dấu, cập nhật và chuyển hồ sơ trả về chi nhánh để trả cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận hồ sơ…

Ngoài chuyển hồ sơ theo đường bưu điện như trước đây, các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận - huyện sẽ bố trí xe chuyên dụng luân chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM để đóng dấu, trả hồ sơ trong 24 giờ.

Người dân TP. HCM sẽ được ký cấp sổ đỏ, sổ hồng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận hồ sơ…

Người dân TP. HCM sẽ được ký cấp sổ đỏ, sổ hồng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận hồ sơ…

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa có quyết định về việc uỷ quyền cấp và huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức.

Người được uỷ quyền được sử dụng con dấu của Sở TN&MT trong quá trình thực hiện nội dung uỷ quyền. Thời hạn uỷ quyền trong 6 tháng kể từ ngày 14/5/2021.

Theo đó, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức cấp và hủy giấy hồng sau khi thực hiện 11 loại thủ tục nhà, đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

Các loại hồ sơ nêu trên sẽ được giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ký, sau đó chuyển hồ sơ về Văn phòng Đăng ký đất đai Tp.HCM đóng dấu rồi chuyển trả về cho người dân.

Khi các chi nhánh ký cấp sổ hồng xong, tất cả hồ sơ chuyển đến Văn phòng Đăng ký đất đai Tp.HCM để đóng dấu. Thời gian thực hiện là 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ, xác nhận danh sách, đóng dấu và cập nhật, chuyển hồ sơ trả về chi nhánh để trả ra cho người dân.

Quyết định nói trên của Sở TN&MT TP.HCM nhằm cụ thể hoá Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phối hợp giải quyết thủ tục đất đai vừa được UBND TP.HCM ban hành.

Thành phố ủy quyền cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc ký, giúp rút ngắn 50% thời gian

Thành phố ủy quyền cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc ký, giúp rút ngắn 50% thời gian

Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho hay, việc uỷ quyền cho 22 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sẽ góp phần giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hạn như trong thời gian qua. Các thủ tục này sẽ được giải quyết nhanh và thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian khoảng 50% so với trước đây.

Được biết, hiện Tp.HCM đang tồn đọng khoảng 23.000 hồ sơ liên quan đến đất đai chưa được giải quyết. Với việc ủy quyền lần này, Sở Tài nguyên và Môi trường kỳ vọng sẽ giảm được thời gian luân chuyển hồ sơ. Đồng thời rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ và từng bước hướng đến việc chấm dứt tình trạng trễ hạn hồ sơ của người dân như hiện nay.

Như vậy, mặc dù ủy quyền cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ký cấp nhưng sổ hồng vẫn đóng dấu của Sở Tài nguyên & Môi trường. Chỉ là thời gian được rút ngắn trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận hồ sơ.

Dù Văn phòng đăng ký đất đai Tp.HCM cam kết thời gian sẽ đóng dấu, cập nhật và chuyển hồ sơ trả về chi nhánh để trả cấp sổ hồng cho người dân trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận hồ sơ song điều này không có nghĩa là thủ tục xin cấp sổ hồng của người dân được giải quyết nhanh chóng vì vẫn vướng tại “cửa” Văn phòng đăng ký đất đai các chi nhánh quận, huyện.

Ưu điểm của việc ủy quyền này là khi hồ sơ bị trễ hẹn, người có trách nhiệm biết được hồ sơ đang tắc chỗ nào, thời gian giải quyết ra sao... để có câu trả lời rõ ràng, chính xác cho người dân.

Ông Phạm Ngọc Liên, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM, phân tích trước đây việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận tất cả được ký và đóng dấu tại Sở TN-MT dẫn đến quá tải. Cách đây 2 năm, TP đã cho phép Văn phòng Đăng ký đất đai được đóng dấu và ký tên lên giấy chứng nhận. Tuy nhiên giải pháp này cũng không giải quyết được thực trạng quá tải vì chỉ có 3 người ký. Chính vì vậy vừa qua TP đã ủy quyền cho các chi nhánh được ký nhưng vẫn phải chuyển lên Văn phòng Đăng ký đất đai TP đóng dấu.

“TP làm vậy là vận dụng hết mức của luật Đất đai. Tuy nhiên, TP đã dám cho các chi nhánh ký rồi thì tới đây nên cho các chi nhánh đóng dấu luôn, không cần chuyển lên Văn phòng Đăng ký đất đai TP để giảm đi một công đoạn và cũng giảm chi phí cho ngân sách nhà nước cũng như cho người dân. Việc đóng dấu lên giấy chứng nhận chỉ là giao dịch dân sự, một thủ tục thôi chứ không phải quản lý nhà nước hay thêm quyền gì cả nên cơ quan nào ký thì cơ quan đó đóng dấu luôn sẽ thuận tiện”, ông Liên đề xuất và nói thêm.

Những thủ tục đất đai được uỷ quyền cho 22 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gồm:

  1. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định (trường hợp không nộp Giấy chứng nhận).
  2. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định (trường hợp có nộp Giấy chứng nhận).
  3. Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (cấp mới Giấy chứng nhận).
  4. Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức (trừ doanh nghiệp); thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất (cấp mới Giấy chứng nhận).
  5. Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp (cấp mới Giấy chứng nhận).
  6. Thủ tục tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (cấp mới Giấy chứng nhận).
  7. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
  8. Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”.
  9. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất.
  10. Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.
  11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền (cấp mới Giấy chứng nhận).
Chàng trai Nam Định từ tay trắng sở hữu hàng chục tỷ đồng nhờ “buôn” đất

Quê gốc ở Nam Định, anh Hải Quang xa quê đi làm ở Nha Trang với số vốn ít ỏi, nếu không muốn nói là trắng tay. Nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN