Ngân hàng rao bán loạt dự án BĐS trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mặc dù nguồn cung BĐS mới ngày càng khan hiếm thì nhiều nhà băng vẫn đang chật vật rao bán loạt dự án BĐS của các chủ đầu tư để xử lý nợ xấu.

Theo báo cáo của một chuyên trang về BĐS, tốc độ tăng giá chung cư của Hà Nội đã vượt TP HCM. Số liệu thị trường tháng 5 mà website này công bố cho thấy, giá bán chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, tỷ lệ này ở TP.HCM là 5%.

Báo cáo thị trường quý I của Bộ Xây dựng cũng cho biết giá căn hộ Hà Nội tăng khoảng 4-5%, cao hơn so với TP.HCM (ở mức tăng 1-2% so với cùng kỳ).

Trước việc giá nhà chung cư và biệt thự, liền kề rao bán trên thị trường ngày càng tăng cao, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động thu giữ và thanh lý tài sản là các dự án BĐS để xử lý nợ xấu.

Tại BIDV, ngân hàng cho biết đang tìm kiếm tổ chức bán đấu giá khoản nợ gần 4.838 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là dự án bất động sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM và mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Theo thông báo, dự án được đồng thế chấp tại 3 nhà băng BIDV, MSB và PVCombank, trong đó, BIDV chiếm 58% giá trị tài sản thế chấp, tương đương 4.545 tỷ đồng.

BIDV đang rao bán khối nợ hơn 4.800 tỷ của chủ dự án Kenton Node tại Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM

BIDV đang rao bán khối nợ hơn 4.800 tỷ của chủ dự án Kenton Node tại Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM

Cũng tại BIDV, nhà băng này đang rao bán dự án Khu dân cư phố 4 tại phường Phước Long A, quận 9, TP HCM là tài sản thế chấp liên quan 2 khoản nợ 515 tỷ của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên.

Tương tự, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) vừa tiếp tục thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD) với giá khởi điểm là 692,7 tỷ đồng.

Khoản nợ xấu của CUD tại OceanBank phát sinh theo hợp đồng tín dụng từ tháng 8/2007, và tổng dư nợ tạm tính đến hết ngày 7/4 là hơn 807,9 tỷ đồng, trong đó nợ gốc chiếm 229,8 tỷ đồng, còn lại là tổng tiền lãi và tiền phạt.

Theo ngân hàng, dự án này có quy mô hơn 50 ha, ban đầu được quy hoạch trở thành tổ hợp sân golf, khách sạn 5 sao, khu biệt thự, nhà vườn và các công trình phụ trợ khác...

Ngoài các bất động sản kể trên, hàng loạt dự án BĐS lớn khác cũng đang là tài sản thế chấp cho các khoản nợ bị ngân hàng rao bán gần đây.

Theo đó, một dự án bất động sản khác cũng đang được ngân hàng rao bán là Tổ hợp thương mại dịch vụ và chung cư cao cấp Tricon Towers. Dự án có địa chỉ tại mặt đường đại lộ Thăng Long, thuộc khu đô thị mới Bắc An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Thời điểm năm 2009, Tricon Towers được biết tới là một trong những dự án hoành tráng nhất khu vực này.

Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư Minh Việt làm chủ đầu tư và được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ hơn 169 tỷ đồng tại Agribank. Hiện dự án mới chỉ hoàn thành phần khối đế, trong khi Công ty Minh Việt bị khách hàng tố ôm hơn 400 tỷ đồng tiền đặt cọc bỏ trốn.

Trong đó, một phần tòa nhà PV Gas Tower tại TP HCM là tài sản liên quan khoản nợ hàng trăm tỷ đồng của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí ( PVE ) được Vietcombank rao bán nhiều lần không thành.

Trong lần rao bán mới nhất hồi tháng 5, Vietcombank đưa ra mức giá khởi điểm là 270,656 tỷ đồng. Trước đó, tháng 11/2021 Vietcombank từng rao bán tài sản này với giá lên tới hơn 419 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau nửa năm, ngân hàng đã phải hạ giá tới 35% trong nỗ lực thu hồi nợ xấu.

Tại quận 10, Sacombank đang rao bán một loạt sản phẩm thuộc dự án Xi Grand Court (256-258 Lý Thường Kiệt, phường 14), bao gồm 870 m2 mặt sàn tại tầng 5 giá 49 tỷ; 13.258 m2 sàn hầm B1 giá 362 tỷ; 2.244 m2 sàn thương mại dịch vụ tầng 7 giá 126 tỷ và 19 căn hộ tổng diện tích 1.453 m2 giá 94 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều bất động sản khác tại TP HCM, Hà Nội đang được Sacombank và các ngân hàng khác rao bán thanh lý với giá từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Thoái sạch vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen, công ty riêng của ông Lê Phước Vũ thu được bao nhiêu tiền?

Chỉ trong một buổi chiều, công ty riêng của ông Lê Phước Vũ đã thoái sạch vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen và thu về số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN