Mua nhà trả góp, vợ chồng trẻ có nguy cơ phải bán nhà trả nợ vì Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có nguồn thu và phải gánh thêm quá nhiều chi phí nên gia đình chị Hà đang đứng trước nguy cơ buộc phải bán nhà để trả nợ.

Chồng làm hướng dẫn viên du lịch, vợ mở cửa hàng bán đồ công sở. Sau một thời gian đầu tư làm ăn ổn định, vợ chồng chị Hà tích cóp được khoảng 600 triệu đồng và quyết định mua nhà.

“Năm 2018, có 600 triệu đồng, muốn ổn định và để có chỗ ở rộng rãi, thoải mái hơn, vợ chồng tôi quyết định mua nhà. Nhưng với 600 triệu thì chỉ mua đất ngoại thành hoặc chung cư trả góp. Đất ngoại thành thì lại phải vay thêm tiền xây nhà, lại xa trung tâm nên vợ chồng tôi đều nhất trí mua chung cư trả góp vừa tiện đi lại, làm việc, vừa sạch sẽ”, chị Hà chia sẻ.

Mua được nhà Hà Nội là ước mơ của tất các cặp vợ chồng trẻ để ổn định cuộc sống.

Mua được nhà Hà Nội là ước mơ của tất các cặp vợ chồng trẻ để ổn định cuộc sống.

Quyết định mua chung cư trả góp căn hộ 87m2 với 2 phòng ngủ tại quận Long Biên, cách phố cổ 5km với giá 1,6 tỷ đồng. Hai vợ chồng chị Hà vay mượn thêm của anh em họ hàng được 200 triệu nên chỉ phải trả góp 800 triệu trong vòng 10 năm, mỗi tháng 13 triệu đồng cả lãi và gốc.

"Khi nhận nhà, vợ chồng tôi lại phải vay thêm bạn bè, đồng nghiệp gần 200 triệu để mua sắm nội thất, từ tivi, tủ lạnh, điều hòa, thiết kế tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo và các trang thiết bị trong nhà”, chị Hà nói.

Theo chị Hà, thu nhập từ công việc hướng dẫn viên du lịch của chồng chị từ 20-30 triệu đồng/ tháng. Lợi nhuận từ cửa hàng bán đồ công sở của chị khoảng 20 triệu đồng/ tháng. Trừ chi phí sinh hoạt, học hành cho con, tiền bảo hiểm nhân thọ và tiền trả góp nhà, mỗi tháng anh chị cũng để ra được khoảng 15 triệu đồng.

“Một năm sau khi mua nhà, vợ chồng tôi đã trả xong món nợ cho bạn bè, đồng nghiệp. Cứ nghĩ mọi chuyện ổn hết thì chỉ trong vài năm nữa vợ chồng tôi có thể trả hết nợ. Thế nhưng, từ trong Tết, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, khách Trung Quốc vắng bóng hoàn toàn rồi bắt đầu đến khách Âu thưa thớt do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập từ công việc hướng dẫn viên du lịch của chồng tôi hầu như không có”, chị Hà chia sẻ.

Ra Tết, công việc kinh doanh quần áo ở cửa hàng cũng thất bát. Không có khách nhưng mỗi tháng chị vẫn phải mất 20 triệu tiền thuê mặt bằng và tiền điện nước, chi phí sinh hoạt của cả gia đình, đặc biệt là tiền trả góp căn chung cư chị đang ở.

“Gần 3 tháng qua, thu nhập không có, hàng tháng tôi vẫn phải trả tiền thuê cửa hàng 20 triệu đồng, các khoản vay cố định cho ngân hàng 13-14 triệu, tiền chơi phường 5 triệu đồng, tiền phí chung cư 1 triệu, tiền gửi về quê cho ông bà chăm sóc con cái, rồi tiền đi lại, sinh hoạt của hai vợ chồng. Tổng tất cả nợ tôi gánh mỗi tháng khoảng 60 triệu đồng. Để trả nợ, tôi phải vay mượn khắp nơi, có đợt gấp quá phải vay cả tín chấp và vay lãi ngày với giá cao. Nếu tình hình này kéo dài thêm vài tháng thì chắc vợ chồng tôi phải bán nhà trả nợ chứ không có cách nào khác”, chị Hà buồn bã.

Một gia đình khác cũng lâm vào tình trạng nợ nần không lối thoát khi mua nhà trả góp.

Một gia đình khác cũng lâm vào tình trạng nợ nần không lối thoát khi mua nhà trả góp.

Theo ý kiến phân tích của một số chuyên gia, đối tượng mua nhà trả góp nhiều nhất hiện nay chính là các cặp vợ chồng trẻ hoặc đang có con nhỏ. Vay mua nhà trả góp là giải pháp giúp bạn rút ngắn quá trình sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, đừng nên vay mượn tràn lan và quyết định mua nhà khi chưa thực sự sẵn sàng đối mặt với khoản vay lớn.

Nhờ các gói vay lớn cùng chính sách trả góp linh hoạt, họ có thể dễ dàng mua được căn hộ nếu như thành công trong việc chứng minh khả năng tài chính. Tuy nhiên, việc lệ thuộc quá nhiều vào các gói vay hoặc quá vội vàng sở hữu nhà ở mà vay khoản tiền lớn lên tới hàng tỷ đồng dễ khiến cho bạn lâm vào cảnh nợ nần.

                                                               

                       
Lao đao vì dịch Covid-19, nhiều người xoay đủ cách để kiếm sống

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa phòng ngừa dịch. Điều này khiến cho những giáo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN