Loạt nhà đầu tư bán tháo đất nền, đã nên xuống tiền lúc này?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều trường hợp bán cắt lỗ. Nhiều người có tiền nhàn rỗi đang phân vân thời điểm nào là hợp lý để xuống tiền?

Nhà đầu tư “tay ngang” bán tháo

Đang rao bán cắt lỗ mảnh đất tại Bắc Giang, chị Huệ, nhà đầu tư từ Hà Nội cho biết, cuối năm 2021, chị đã xuống tiền mua mảnh đất rộng gần 100m2, với mức giá 20 triệu đồng/m2.

“Lúc tôi mua thị trường vẫn đang rất sôi động, thậm chí tăng giá mạnh. Nghĩ rằng sẽ trúng mánh lớn từ mảnh đất này nên dù có người trả cao nhưng tôi vẫn không bán. Sang đầu năm 2022, vì cần tiền nên tôi rao bán mảnh đất này”, chị Huệ nói.

Nhiều nhà đầu tư "tay ngang" mua đúng đỉnh, giờ muốn bán chấp nhận giảm vài giá mà vẫn khó bán

Nhiều nhà đầu tư "tay ngang" mua đúng đỉnh, giờ muốn bán chấp nhận giảm vài giá mà vẫn khó bán

Tuy nhiên, đến nay đã hơn 4 tháng trôi qua nhưng mảnh đất của chị Huệ vẫn “nằm im bất động”. Thậm chí, dù đã giảm giá tới 200 triệu đồng so với lúc xuống tiền nhưng mảnh đất đó vẫn chưa có người mua.

Tương tự, chứng kiến bạn bè cùng quê mua bán đất lời cả tỷ đồng, anh Nguyễn Văn Hoan (Diễn Châu, Nghệ An) cũng háo hức gom hết tiền tiết kiệm 700 triệu đồng, vay thêm ngân hàng 800 triệu đồng để mua một lô đất ven biển ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh với giá 1,5 tỉ đồng, diện tích hơn 120m2.

Theo tính toán của anh Hoan, thị trường đang đà sôi động. Mới tuần trước, bạn của anh đã lướt được một lô tương đương ở Hà Tĩnh, nên anh cũng hướng đến bài toán lướt cọc, thời gian tối đa 3 tháng.

“Với thu nhập hiện tại, không khó để tôi trả lãi mỗi tháng. Đến khi bán được đất, chắc chắn số tiền thu về sẽ gấp nhiều lần số lãi phải trả”, anh Hoan chắc chắn.

Thế nhưng, diễn biến thị trường không như anh nghĩ. Thời điểm anh đầu tư thị trường đã quá nóng sốt, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng của cơ quan quản lý và những thông tin bắt bớ liên tục xuất hiện đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Chỉ ít ngày sau khi anh xuống cọc, thị trường trầm lắng rồi đứng hẳn. Từ lúc đó đến nay đã hơn 3 tháng, mảnh đất của anh rao mãi vẫn chưa có người mua.

Trong khi đó, trên địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An liên tục có thông tin hàng loạt nhà đầu tư bỏ cọc càng khiến anh hoang mang. Thị trường chững lại, nhiều người cho rằng nhanh nhất cũng phải đến cuối năm mới khởi sắc trở lại.

Thực tế, thị trường bất động sản là những biến số khó dự đoán, không ai có thể đoán trước chính xác diễn biến của thị trường trong tương lai nhất là ở một bối cảnh đầy biến động như hiện tại. Ngày hôm nay, mảnh đất được rao bán với mức giá lời tốt nhưng một tháng sau, nhà đầu tư rơi vào cảnh chấp nhận chôn vốn hoặc phải cắt lỗ.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội thừa nhận, một số thị trường địa ốc đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là do mức giá ở một số khu vực đang đứng ở mức cao. Mức giá cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản trên thị trường, lượng giao dịch thành công thời gian vừa qua đã ghi nhận sự sụt giảm.

Cũng theo các chuyên gia phân tích, nếu như mức giá cao kéo dài trong một khoảng thời gian, người mua không có, nhà đầu tư phải đứng trước áp lực phải cắt lỗ. Tâm lý người mua hiện tại không còn mạnh tay xuống tiền. Họ có phần cẩn trọng và xem xét, cân nhắc kĩ. Hoặc họ chờ đợi thị trường sụt giảm về giá để vào tiền. Nên những nhà đầu tư đủ khả năng gồng gánh nợ lãi cần chờ đợi thời gian. Còn nhà đầu tư không thể gánh nợ sẽ buộc phải cắt lỗ.

Đã là thời điểm lý tưởng để mua?

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc đốc Công ty BĐS tại TP. HCM, cho biết nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ.

Trong bối cảnh đó, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tìm thấy các sản phẩm giá tốt ở thời điểm này để mua, nhưng với các nhà đầu tư F0, ít kinh nghiệm thì nên cảnh giác.

Theo các chuyên gia, nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ

Theo các chuyên gia, nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ

Theo ông Quang, các nhà đầu tư nên chờ đợi và tiếp tục quan sát các diễn biến tiếp theo của thị trường. Nếu vẫn chọn mua bất động sản ở thời điểm này, người mua cần cân nhắc nhiều yếu tố.

Theo đó, chỉ nên chọn mua các sản phẩm có hiệu quả khai thác, không mua theo số đông. Hơn nữa, không nên vay ngân hàng để mua bất động sản lúc này bởi khả năng được duyệt hồ sơ không cao và lãi suất có thể tăng trong thời gian tới.

“Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chững lại cho đến hết hết quý 3 và nhiều khả năng sẽ phát triển ổn định hơn từ tháng 10 năm nay” – ông Quang dự báo.

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho rằng muốn biết đâu là thời điểm hợp lý để mua hay bán cần xem xét hai yếu tố. Đó là mục đích đầu tư và nguồn tiền.

Riêng với đất thổ cư, ông Quyết cho rằng các nhà đầu tư, đặc biệt là dân “tay ngang” nên tìm hiểu kỹ về tính pháp lý và quy hoạch của mảnh đất để tránh rủi ro không đáng có.

Theo ông Quyết, thời điểm thích hợp để bán ra các sản phẩm đất nền sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường. Hiện tại không phải thời điểm phù hợp để bán đất.

Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nhận định, do nguồn cung trên thị trường hạn chế, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn và nhu cầu nhà ở lớn nên bất động sản sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn. Thị trường từ nay đến cuối năm sẽ không có gì thay đổi khi nguồn cung tiếp tục thiết hụt, giá bán duy trì mức cao và thanh khoản chậm.

Phân tích kỹ hơn, chuyên gia cho biết, quỹ đất để phát triển dự án mới hiện nay đang khan hiếm trong khi các dự án bị ách tắc về pháp lý. Ngoài ra, các nhà đầu tư hiện đang đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao. Điều này dẫn đến tính thanh khoản thấp vì khả năng chi trả của người dân bị hạn chế. 

Kịch bản VN-Index về 950 điểm khó xảy ra, nhà đầu tư cần lưu ý điểm này

Theo các chuyên gia, kịch bản VN-Index về 950 điểm khó xảy ra nhưng nhà đầu tư cần duy trì quan điểm thận trọng và tránh mua đuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN