Loạt doanh nghiệp BĐS gặp khó: Nợ thuế hàng nghìn tỷ đồng, dừng hoạt động vì hết tiền

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường bất động sản đang chứng kiến tình cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó, như: nợ thuế, dừng hoạt động, đối diện nguy cơ giải thể, phá sản do tình hình hoạt động kinh doanh quá khó khăn.

Mới đây, Cục Thuế TP.HCM vừa công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế đợt 2/2023 trên địa bàn TP.HCM, trong đó có nhiều DN nợ với số tiền hàng nghìn tỷ đồng là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, theo danh sách Cục Thuế TPHCM công bố có gần 200 doanh nghiệp nợ thuế, tiền phạt chậm nộp với tổng số tiền hơn 8.080 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong số đó có hàng loạt doanh nghiệp bất động sản.

Đứng đầu nhóm bất động sản sản nợ thuế là Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill với tiền nợ hơn 1.289 tỉ đồng. Doanh nghiệp này là chủ đầu tư dự án Cao ốc phức hợp tại số 87 Cống Quỳnh (Quận 1). Dự án này được quảng bá có tên thương mại là Alpha City, từng là dự án trọng điểm của Alpha King tại Việt Nam.

Có những doanh nghiệp BĐS nợ thuế hơn 1.289 tỉ đồng

Có những doanh nghiệp BĐS nợ thuế hơn 1.289 tỉ đồng

Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi cũng nằm trong danh sách nợ thuế, như Công ty Cổ phần HT Land đang nợ thuế 548 tỉ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà hơn 600 tỉ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn HT (222 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Sản xuất Nhật Thành (207 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (205 tỉ đồng),...

Thậm chí, gặp khó trong hoạt động kinh doanh còn khiến cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản phải chấp nhận rời cuộc chơi.

Vừa qua, Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) - có trụ sở tại phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM ra thông báo về việc sẽ tạm dừng hoạt động vì nguồn tài chính đang vô cùng khó khăn, không có nguồn thu để trả lương cho cán bộ, nhân viên.

Trước đó, thời điểm tháng 11, Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) cũng đã thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 15-11-2023 đến ngày 14-11-2024. Về lý do tạm ngừng, PVR cho biết, do công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023, công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động. Dự kiến năm 2024, doanh nghiệp vẫn chưa có kinh phí hoạt động.

Việc tạm ngừng là thời gian để công ty xem xét tìm kiếm giải pháp, phương hướng để công ty có tài chính hoạt động trở lại.

Hội đồng quản trị Công ty CP Licogi 166 (mã chứng khoán: LCS) công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm, từ 15/3 đến ngày 14/3/2024 do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.

Hội đồng quản trị Licogi 166 cho biết, tạm ngừng để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức. Việc tạm ngừng kinh doanh đã nằm trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Licogi 166. Đồng thời, theo Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2023, cổ đông đã thông qua việc tạm dừng hoạt động của công ty, cũng như thực hiện việc thanh lý các tài sản, thu hồi công nợ để trả nợ lương, nợ ngân hàng, nợ cá nhân và nợ các nhà cung cấp.

Khó khăn của thị trường chung khiến nhiều DN lớn gặp khó, nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẽ không có thưởng Tết

Khó khăn của thị trường chung khiến nhiều DN lớn gặp khó, nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẽ không có thưởng Tết

Khó khăn của thị trường chung khiến những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng gặp khó khăn. Báo cáo tài chính quý 3/2023 của DXG ghi nhận cơ cấu tổ chức gồm 86 công ty con.

Tuy nhiên trong số này, không ít công ty đang làm thủ tục giải thể như Công ty cổ phần bất động sản miền Đông, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Phước, Công ty cổ phần đầu tư Diamond Tower, Ruby Tower, Sapphire Tower, Emerald Tower.

Nếu như hơn 2 năm trước, doanh nghiệp bất động sản là nhóm ngành có thưởng Tết khả quan cho nhân viên thì đến nay, dù cận Tết, nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẽ không có thưởng Tết.

Có thể thấy, vấn đề hiện nay là thanh khoản ảm đạm khiến dòng tiền doanh thu từ BĐS của nhiều doanh nghiệp bất động sản hao hụt mạnh.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản tại TPHCM cho hay, hơn 1 năm qua, doanh nghiệp không có nguồn thu từ các hoạt động bán hàng.

Đáng lo hơn, thời gian gần đây, doanh nghiệp liên tục nhận được đơn xin hoãn thanh toán không phạt lãi của khách hàng, thậm chí không ít khách hàng xin thanh lý hợp đồng, nhận lại tiền đóng trước đó, chấp nhận chịu phạt.

Trong khi đó, mỗi tháng trôi qua, doanh nghiệp phải gồng gánh nhiều khoản chi phí. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, câu chuyện phá sản là điều khó tránh khỏi.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện nhưng chưa hoàn toàn và diện rộng. Mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Nhiều nơi đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, “sống bằng niềm tin” thị trường sẽ khôi phục cuối năm nay.

Cũng theo báo cáo của VARS, 9 tháng đầu năm, lượng giao dịch mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ và bằng khoảng 20% so với giai đoạn sốt đất . VARS chỉ ra, do thị trường vẫn thiếu vắng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân, giá cả tăng liên tục và chưa có tín hiệu dừng lại.

Mua căn hộ cũ 55m2, vợ chồng trẻ chi thêm 200 triệu cải tạo đẹp lung linh

Căn hộ có diện tích 55m2 nhưng trở nên rộng và thoáng hơn sau cải tạo, hai vợ chồng trẻ đều rất ưng ý với thành quả nhận được sau khi quyết định chi thêm 200 triệu để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN