Lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận, coi chừng ôm hận

Chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư ôm tiền lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm, vì vậy các nhà đầu tư đang muốn đầu tư "lướt sóng" cần xem xét rủi ro thanh khoản của bất động sản tại những khu vực này.

Ôm đất đón đầu quy hoạch chờ tăng giá

Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới đây đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Riêng Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020. Thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại những huyện trên tăng nhanh bất thường.

Theo khảo sát của PV, tại huyện Đông Anh, dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, ngay chân cầu Nhật Tân, con phố chừng 200m nằm trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc “mọc” lên hàng chục sàn bất động sản. 

Trước việc bất động sản các huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đón những đợt 'sóng mới', giới đầu cơ bất động sản đã thu gom và mua lại từ người dân khi có thông tin các huyện trên sẽ quy hoạch lên quận, sau đó phân lô, nền để bán lại cho những ai có nhu cầu.

Trước việc bất động sản các huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đón những đợt 'sóng mới', giới đầu cơ bất động sản đã thu gom và mua lại từ người dân khi có thông tin các huyện trên sẽ quy hoạch lên quận, sau đó phân lô, nền để bán lại cho những ai có nhu cầu.

Trong vai một người có nhu cầu mua đất để đầu tư, PV được một nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản tại đây cho biết giá đất ở đây đang mở đầu một chu kỳ “sốt mới” sau khi các dự án lớn khởi động, đặc biệt là thông tin huyện Đông Anh sắp lên quận.

Giá đất mặt đường Võ Nguyên Giáp hiện rao bán ở mức 170-190 triệu đồng mỗi m2; Đất tái định cư, giãn dân trong các trục đường cắt ngang, đường khoảng 9-10m có giá bán dao động 80-120 triệu đồng mỗi m2. Trong đó, các ngõ ôtô vào được khoảng 50 triệu đồng mỗi m2, ở các ngõ nhỏ giá 24-30 triệu.

"Trước việc bất động sản các huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đón những đợt 'sóng mới', giới đầu cơ bất động sản đã thu gom và mua lại từ người dân khi có thông tin các huyện trên sẽ quy hoạch lên quận, sau đó phân lô, nền để bán lại cho những ai có nhu cầu", môi giới tiết lộ. Trong khi đó, tại Hoài Đức, mức giá cũng được đẩy lên tới 120-130 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch thực được ghi nhận không nhiều. Còn tại Gia Lâm, giá nhiều khu vực dao động ở 40-50 triệu đồng/m2, tăng từ 1,5-2 lần so với cuối năm ngoái. 

Tại huyện Đan Phượng, mức tăng ít hơn các huyện khác, hiện được rao bán với mức giá cao nhất 60-70 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 10-20 triệu đồng/m2. 

Riêng tại Thanh Trì có mức giá đất trung bình cao nhất hiện nay. Một số khu vực có giá trị bất động sản cao có thể kể đến như Cầu Bươu (52,1 triệu/m2), Kim Giang (65,4 triệu/m2), Tân Triều (77 triệu/m2)…

Coi chừng ôm hận

Nhiều ý kiến cho rằng, thông tin chuyển từ huyện lên quận sẽ kích thích các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý thích đầu tư để hưởng lợi. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại thị trường sẽ xuất hiện hiện tượng sốt đất ảo tại các khu vực này.

Về vấn đề này, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội, giá bất động sản có thể tăng lên nhưng sẽ theo lộ trình. Những hiện tượng tăng giá đột biến nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời.

Chuyên gia cảnh báo nhiều nhà đầu tư ôm tiền lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm.

Chuyên gia cảnh báo nhiều nhà đầu tư ôm tiền lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm.

“Việc 4 huyện sắp lên quận, cũng cần lưu ý rằng, quá trình đầu tư xây dựng các huyện này lên quận không diễn ra trong ngày 1 ngày 2 mà sẽ kéo dài từ nay đến 2025. Các hiện tượng sốt đất trước đây đã cho họ nhiều bài học, đã có những người đầu tư vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm” – bà Hằng nói. Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, từng khu vực có thể sẽ có mức tăng giá khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đầu tư, thời điểm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiện ích.

“Sẽ phải mất vài năm để thị trường bất động sản phản ánh rõ rệt sự thay đổi, khác biệt lên giá bất động sản; và để mức tăng giá này bền vững, thị trường tại các địa phương cần hội tụ đầy đủ và đồng bộ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, quy tụ các cơ quan ban ngành… Nếu nhìn vào các huyện sẽ lên quận hiện nay, chúng ta có thể thấy đây là một chặng đường dài. Có thể nói nếu thị trường ghi nhận tình trạng tăng giá quá nhanh thì đây là tình trạng sốt đất ảo” – bà Hằng nhấn mạnh.

Từ thực tế thời gian qua, bà Hằng dẫn lại giá đất tại Đông Anh và cho biết đây chính là minh chứng cho điều này. “Trước thông tin Đông Anh lên quận, các đợt sốt đất xuất hiện nhưng cũng đã lắng xuống sau đó. Đã có những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở thị trường bất động sản khu vực này nhưng đã không có được lợi nhuận như kỳ vọng do thị trường suy giảm. Đây là bài học cho các thị trường khác: Các nhà đầu tư đang muốn đầu tư lướt sóng cần xem xét rủi ro thanh khoản của bất động sản tại những khu vực này” – vị Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cảnh báo. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng để tránh tình trạng tạo "sốt" đất, chính quyền cần có ngay các giải pháp để tránh tình trạng tạo "sốt" đất, mua bán, xây dựng tràn lan làm hỏng bộ mặt đô thị của các quận mới. Các huyện cần công khai quy hoạch chi tiết để người dân biết sớm. Việc quy hoạch cũng phải thực hiện nghiêm túc…

Nguồn: [Link nguồn]

Giá đất “cõng” phí chìm khiến giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của người dân khó khăn

Nhiều tỉnh, thành phố lớn đang đề xuất ban hành khung giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024) thay thế khung giá đất cũ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ninh Phan ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN