Khu tập thể cũ giữa Hà Nội: Hàng trăm người dùng chung nhà vệ sinh, "xếp hàng" chờ đi tắm

Mỗi tầng có từ 34-38 hộ dân, tổng cộng hơn 100 người nhưng chỉ có vỏn vẹn 2 nhà vệ sinh nên sáng sớm hay chiều tối, người dân muốn tắm hay đi vệ sinh đều phải xếp hàng.

Được xây dựng từ năm 1958, Khu tập thể Nhà máy Thuốc lá Thăng Long nằm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) gồm 3 dãy nhà tập thể cũ cao 3 tầng đã xuống cấp trầm trọng sau hơn nửa thế kỷ.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, khu tập thể này đã xuống cấp trầm trọng.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, khu tập thể này đã xuống cấp trầm trọng.

Dẫn chúng tôi đi “thăm quan” khu tập thể, bà Liên cho biết, bà sống tại tầng 1 của dãy A đã được hàng chục năm nay. “Đây là khu tập thể được xây dựng cách đây hơn 60 năm với mục đích cho những công nhân còn độc thân của Nhà máy Thuốc lá Thăng Long ở”, bà Liên nói.

Hành lang ẩm thấp, tối tăm, chật hẹp.

Hành lang ẩm thấp, tối tăm, chật hẹp.

Bước qua những dãy hành lang ẩm thấm, tối tăm, chật hẹp, sâu hun hút với những bức tường hai bên và trần nhà nham nhở, xuống cấp, vôi vữa bong tróc hở cả phần sắt đan bên trong, không khó để nhìn thấy la liệt những tờ giấy cảnh báo “Chú ý nguy hiểm, trần nhà bị lở”.

Những mảnh giấy ghi cảnh báo nguy hiểm vì trần nhà có thể bị lở xuống đầu bất cứ lúc nào.

Những mảnh giấy ghi cảnh báo nguy hiểm vì trần nhà có thể bị lở xuống đầu bất cứ lúc nào.

“Có hôm, tôi tận mắt thấy một mảng trần nhà rơi xuống ngay khi một cậu sinh viên vừa đi qua. Có lần, trần nhà rơi xuống rách cả yên xe máy để dưới hành lang, có khi rơi trúng bồn cầu trong nhà vệ sinh. Nguy hiểm lắm”, bà Nga – người dân ở đây nói.

Nước ướt sũng hành lang, chân tường mặc dù ngoài trời không mưa.

Nước ướt sũng hành lang, chân tường mặc dù ngoài trời không mưa.

Chỉ vào căn nhà tối om phía cuối hành lang, bà Liên cho hay, mỗi trận mưa xuống là nhà bà và các hộ dân tầng 1 phải sống chung với lũ vì nước sẽ nhanh chóng ngập kín hành lang, tràn vào trong nhà.

“Mưa to thì đúng là ác mộng. Nước ở trần nhà dột xuống, nước dưới sàn trồi lên. Cứ mưa khoảng một tiếng đồng hồ thì chúng tôi phải tát nước suốt ba tiếng mới hết nước”, bà Liên thở dài.

Để tránh nước tràn vào nhà, mỗi hộ gia đình phải tự xây thêm bức tường chắn nước cao khoảng 30cm ngay trước cửa hành lang.

Hầu hết các hạng mục ở đây đều xuống cấp trầm trọng.

Hầu hết các hạng mục ở đây đều xuống cấp trầm trọng.

Tuy nhiên, mỗi khi mưa xuống, bức tường chỉ ngăn được nước ở bên ngoài vào, còn người trong nhà vẫn “thi nhau” tát nước ra ngoài vì nước mưa ngấm qua kẽ gạch, từ nền nhà trồi lên, không có cách khắc phục.

Ở tầng 1 thì ngập sau mỗi cơn mưa, còn tầng 2 và tầng 3 thì chịu cảnh dột nước trên trần xuống, tường nhà ẩm ướt, ngày nào cũng phải mang chậu ra hứng.

Bà Đỗ Thị Nguyệt Nga, tổ phó tổ dân phố 12 cho biết, tại tầng 3 của dãy nhà A khu tập thể, mỗi lần mưa to, nước ở trong nhà phía trên trần chảy như thác đổ vì nhiều chỗ xuống cấp, hở ra cả đoạn tường, không ngăn được nước mưa.

Các hộ dân phải trát lại chân tường để chống nước.

Các hộ dân phải trát lại chân tường để chống nước.

Để khắc phục, gia đình bà Nga cùng với nhiều hộ dân khác, ngoài xây tường chắn nước còn dùng vôi vữa trát lại chân tường nhà, dọc hành lang nhưng không ăn thua.

Không chỉ “sống chung với lũ”, người dân khu tập thể này phải chịu cảnh xếp hàng đi tắm hoặc đi vệ sinh, đông như trảy hội. Bởi vì, mỗi tầng có từ 34-38 phòng với hơn 100 người nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh chung xuống cấp trầm trọng, quá đông người sử dụng nên luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Nhà vệ sinh chung xuống cấp trầm trọng, quá đông người sử dụng nên luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Đông người lại quá ít công trình phụ nên chỉ cần bước vào gần khu cầu thang của dãy tập thể đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ khu vệ sinh chung. Mặc dù hàng ngày đều có người dọn dẹp nhưng không thể hết mùi hôi vì quá nhiều người sử dụng.

Hơn nữa, diện tích mỗi phòng quá nhỏ cùng với thiết kế đường ống nước không cho phép mỗi nhà xây dựng thêm nhà vệ sinh riêng.

Những mảng tường dọc hành lang, trên trần nhà bong ra từng mảng.

Những mảng tường dọc hành lang, trên trần nhà bong ra từng mảng.

Dãy hành lang sâu hun hút, tối tăm, ẩm thấp cũng là nơi để xe máy của cư dân.

Dãy hành lang sâu hun hút, tối tăm, ẩm thấp cũng là nơi để xe máy của cư dân.

Dây điện chằng chịt dọc hành lang, mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

Dây điện chằng chịt dọc hành lang, mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

Những thanh gỗ trên trần nhà mục nát như chuẩn bị rơi xuống.

Những thanh gỗ trên trần nhà mục nát như chuẩn bị rơi xuống.

Cả bức tường dài nham nhở vôi vữa, hở cả những viên gạch cũ, những thanh sắt bên trong.

Cả bức tường dài nham nhở vôi vữa, hở cả những viên gạch cũ, những thanh sắt bên trong.

Mỗi tầng có từ 34-38 căn phòng nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh.

Mỗi tầng có từ 34-38 căn phòng nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh.

Khó chồng khó, sống trong cảnh thiếu thốn, nơi ăn chốn ở chật hẹp, nguy hiểm rình rập khi vôi vữa trên trần nhà hay dọc hành lang, nhà vệ sinh có thể lở xuống, rơi vào đầu bất kỳ lúc nào, vậy nên, nhiều gia đình đã cho thuê lại căn hộ của mình và chuyển đi nơi khác. Những người ở lại chủ yếu là người thuê trọ hoặc người già, người đã gắn bó gần hết cuộc đời nơi đây.

Mang tiền tỷ “ôm” căn hộ tập thể cũ chờ xây mới, vợ chồng trẻ “vỡ mộng”

Chờ cải tạo suốt gần 10 năm không được, vợ chồng chị Hải lại không thể ở chính căn hộ mình bỏ tiền ra mua, phải đi thuê trọ ngoài với mức giá 7 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN