Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng đầu năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ.

Số liệu trên được công bố tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. BĐS là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Trong khi đó, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới đạt 3.850, giảm 50,2% so với cùng kỳ.

Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ngành này đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ

Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,94 tỷ USD.

Còn theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng năm 2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thế với 3.394 doanh nghiệp nhưng vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ngành này đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

Như vậy, trong tháng 10, chỉ có 0,2 tỷ USD được nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Đáng chú ý, theo số liệu của bộ phận BHS R&D, số lượng sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động lên đến gần 50%. Trong số 50% còn lại, có đến 30% là hoạt động cầm chừng do không trả lương cho nhân viên bán hàng hoặc khi bán được hàng mới có lương. Như vậy, chỉ 20% có hoạt động thực tế.

Mặt khác, mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Riêng với các sàn giao dịch bất động sản, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động cầm cự với một vài nhân sự nòng cốt.

Ngày 15/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại công điện số 990/CĐ-TTg nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đại diện của VARS cho rằng số lượng BĐS giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo VARS, nếu tình hình khó khăn trên thị trường bất động sản tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.

“Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn sẽ được tháo gỡ khi các luật liên quan đến thị trường và kinh doanh BĐS được Quốc hội thảo luận, xem xét tại kỳ họp Quốc hội tới, niềm tin của nhà đầu tư quay lại thị trường chính là yếu tố cuối cùng cần giải quyết để thị trường thật sự trở về trạng thái bình thường”... - ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS đánh giá tiến trình phục hồi thị trường BĐS Việt Nam quý III/2023 và dự báo tình hình thị trường quý IV/2023. 

Ôm đống nợ hàng chục tỷ, nhà đầu tư khóc ròng vì trót đầu tư bất động sản biển

Không ít nhà đầu tư bất động sản ven biển đứng trước nguy cơ “tán gia bại sản” ôm một đống nợ hàng chục tỷ đồng vì trót vay tiền đầu tư để rồi “vỡ mộng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN