Hậu sốt đất: Nhà đầu tư trót ôm hàng khóc mếu, loay hoay tìm cửa “xả”

Sau cơn sốt đất điên cuồng tại nhiều địa phương trên cả nước, đến thời điểm hiện tại, giá đất nền đã giảm và giao dịch diễn ra chậm chạp.

Sau Tết Âm lịch, tại nhiều tỉnh thành, giá đất nền liên tục lập đỉnh. Mức giá tăng nhanh chỉ trong vòng 1-2 tháng. Ngay sau đó, các Bộ ngành và lãnh đạo các địa phương đã liên tục thực thi các giải pháp để bình ổn cơn sốt đất, như tạm dừng tách thửa, dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp thành đất ở, kiểm tra pháp lý của các dự án. Cộng với ảnh hưởng từ dịch COVID-19 bùng phát, giá đất nền tại một số nơi đã hạ nhiệt nhanh chóng.

Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã trở thành tâm điểm của cơn sốt đất hồi đầu năm.

Đầu năm 2021, Bắc Ninh là một trong những tâm điểm của cơn sốt đất

Đầu năm 2021, Bắc Ninh là một trong những tâm điểm của cơn sốt đất

Tai Bắc Ninh, thời điểm đầu năm 2021, trước thông tin Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thị xã Từ Sơn trở thành TP. Từ Sơn trực thuộc tỉnh đã tác động mạnh đến giá một số dự án đất nền.

Khảo sát tại một số sàn giao dịch BĐS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, đầu năm 2021, mức giá trung bình của các dự án địa ốc tại Bắc Ninh tăng từ 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Đáng chú ý, một số sản phẩm như biệt thự, liền kề, shophouse còn tăng giá lên tới hàng trăm triệu đồng/m2.

Một số nhân viên môi giới tại Từ Sơn Bắc Ninh cho biết, giá đất nền được rao chủ yếu từ 25-40 triệu đồng/m2. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng các dự án. Trong khi đó, tại thành phố Bắc Ninh, một số dự án ghi nhận mức tăng lên tới 40-100 triệu đồng/m2. Thị trường Bắc Ninh chủ yếu ghi nhận giao dịch trên thị trường thứ cấp khi hàng từ các dự án tung ra nhanh chóng đã được các nhà đầu tư ôm.

Theo tiết lộ của 1 nhân viên môi giới, giá chủ đầu tư đưa ra trong hợp đồng chỉ 23 triệu đồng/m2 nhưng giá trên thị trường thứ cấp lên tới 50 triệu đồng/m2.

Tại Yên Phong, giá của một số dự án cũng dao động từ 20-30 triệu đồng/m2. Tại khu vực Quế Võ, các điểm gần khu công nghiệp, hoạt động giao dịch diễn ra rất sôi động với mức giá từ 27-35 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, đến hiện tại, thị trường bất động sản Bắc Ninh đang ghi nhận làn sóng bán tháo và sự sụt giảm của giá đất. Theo ông Đỗ Huy, một nhà đầu tư Bắc Ninh tiết lộ, một mảnh đất tại Từ Sơn, Bắc Ninh thời điểm đỉnh sốt được mua với mức 6 tỷ nhưng hiện tại cắt lỗ còn 5,5 tỷ vẫn chưa tìm thấy khách. Một số khu vực đều ghi nhận tình trạng cắt lỗ từ 10-30% so với thời điểm sốt nóng. Cá biệt, có nơi còn giảm tới 1 nửa, chủ yếu tại các dự án dang dở, chưa xong thủ tục pháp lý.

Cũng theo các sàn giao dịch cho biết, tham gia giao dịch trong cơn sốt đất vừa qua chủ yếu là các nhà đầu tư. 

Do giá đất đi xuống nhanh chóng, nhiều trường hợp đặt cọc từ 50 - 100 triệu đồng, nay họ sẵn sàng bỏ cọc, mất khoản tiền này còn hơn là tiếp tục xuống tiền để chịu lỗ bởi giá đất nền nhiều nơi đã giảm quá sâu mà không có người giao dịch.

"Lượng giao dịch sụt giảm và giá bán cũng tương tự. Một số nhà đầu tư hiện đã bỏ cọc chấp nhận mất tiền cọc", ông Phạm Đức Toàn - Giám đốc Sàn Giao dịch BĐS EZ Land cho biết

Tại một số tỉnh có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, như tại Bắc Giang, thị trường gần như hoàn toàn đóng băng.

"Giá đã giảm, xuất hiện hiện tương cắt lỗ. Giao dịch không nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau, chứ người mua thật gần như không có", Lò Thị Dung - TGĐ Sàn bất động sản Đông Dương Land nhấn mạnh.

Đất dịch vụ ven Hà Nội cũng từng tăng dựng đứng chỉ sau 1 - 2 tháng

Đất dịch vụ ven Hà Nội cũng từng tăng dựng đứng chỉ sau 1 - 2 tháng

Trong cơn sốt đất nền bùng nổ vào thời điểm tháng 3, tháng 4, đất dịch vụ vùng ven Hà Nội cũng theo đà tăng giá với mức tăng dao động 10-20% so với mức giá trước Tết. Những lô đất dịch vụ có khoảng giá 50-60 triệu đồng/m2 đổ xuống ghi nhận mức tăng mạnh nhất. Nhiều lô đất dịch vụ Đồng Mai trước tết chỉ có giá 30-35 triệu đồng/m2 thì trong cơn sốt, giá bị đẩy lên 35-47 triệu đồng/m2. 

Tuy nhiên, khi cơn sốt đi qua, giá đất dịch vụ ở các khu vực trên ghi nhận mức giảm tương đương với mức tăng ở thời điểm sốt là 10-20%, quay về mức giá phổ biến chào bán của thời điểm đầu năm 2021. Thị trường thời điểm này cũng vô cùng trầm lắng.

Tương tự, ở các tỉnh phía Nam, số liệu từ một số đơn vị nghiên cứu cho thấy, trong tháng 5, nguồn cung đất nền tại các nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu, Long An chỉ đạt 1.000 sản phẩm, giảm 30% so với tháng trước, kèm theo đó là lượng tiêu thụ đã giảm hơn 60%.

Theo những người có kinh nghiệm, nguyên nhân chính diễn ra tình trạng trên là do đợt bùng phát dịch lần thứ 4 diễn ra trên diện rộng và người mua có tâm lý thận trọng hơn sau những cơn sốt đất thời gian qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Khám phá ngôi nhà có “1001 góc sống ảo” độc nhất vô nhị của bà mẹ Việt tại Mỹ

Với quan niệm “nhà là nơi lưu giữ kỷ niệm, bếp là nơi giữ lửa yêu thương”, bà mẹ 8x đã tự tay thiết kế cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN